Đường dẫn truy cập

Các nhà hoạt động dân chủ Hồng Kông cân nhắc các bước kế tiếp


Tuần hành ở Hồng Kông ngày 1/7/2015.
Tuần hành ở Hồng Kông ngày 1/7/2015.

Tuần này, các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ của Hồng Kông kết cục nhận được số lượng người tham gia thấp hơn so với dự kiến cho cuộc tuần hành đánh dấu dịp kỷ niệm năm thứ 18 lãnh thổ này được bàn giao lại cho Trung Quốc.

Theo các nhà tổ chức, sau gần một năm mít-ting không ngừng thì có khoảng 48.000 người Hồng Kông đã xuống đường vào ngày 1/7, khiến cho đây là kết quả đi biểu tình hàng năm thấp nhất kể từ năm 2003. Cảnh sát cho biết ước tính số lượng người tham gia vào lúc cao điểm là 20.000 người.

Điều đó đã khiến ông Johnson Yeung của tổ chức Mặt trận Nhân quyền phải thừa nhận là đà dân chủ của thành phố này đã hơi chậm lại. Một trong những lãnh đạo biểu tình chủ chốt, ông Joshua Huang của Scholarism, nói với truyền thông địa phương rằng việc thiếu mục tiêu rõ ràng và định hướng cho phong trào trong tương lai đã làm cho số lượng người tham gia giảm xuống.

Thế nhưng bà Emily Lau Wai-hing, Chủ tịch Đảng Dân chủ của Hồng Kông, hạ thấp tầm quan trọng của kết quả trên, nói rằng cuộc đấu tranh sẽ tiếp diễn.

Bà Lau nói: “Và bây giờ, quyền phổ thông đầu phiếu đã bị biểu quyết bác bỏ, có một dấu hiệu nhẹ nhõm, và tất nhiên, mọi người sẽ tái hợp và tiếp tục cuộc đấu tranh của họ”.

Bà nói thêm rằng người Hồng Kông không rút khỏi cam kết về chính trị của họ.

Hai tuần trước đó, cơ quan lập pháp của thành phố đã biểu quyết bác bỏ một đề xuất cải cách bầu cử do Trung Quốc hậu thuẫn với tỉ lệ 28-8 phiếu. Các biện pháp này sẽ thay đổi phương cách mà lãnh thổ dưới quyền kiểm soát của Trung Quốc này bầu chọn vị trưởng quan hành chánh tiếp theo vào năm 2017, nhưng các nhà phê bình nói rằng nó không có ích gì mấy trong việc thay đổi một hệ thống mà chỉ cho phép các ứng cử viên thân Bắc Kinh được ứng cử.

Việc bác bỏ được xem là một mất mát cho các đảng phái chính trị thân Bắc Kinh của thành phố.

Tuy nhiên, ông Zhang Jian của Viện Nghiên cứu Quốc tế Thượng Hải nói biểu quyết đã khiến cho Bắc Kinh hoãn lại việc cải cách bầu cử của thành phố, đặt ra một vấn đề đối với những người ủng hộ dân chủ.

Ông Zang nói: “Đây thực sự không phải là quyền lợi của phe dân chủ sau khi biếu quyết bác bỏ các đề xuất cải cách chính trị bởi vì họ (các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ) bây giờ sẽ bị loại ra khỏi cương lĩnh, được sử dụng để cho phép họ tiếp tục tham gia vào đấu trường chính trị và có nguy cơ bị mất đà”.

Sau phủ quyết sẽ là gì?

Ông Zhang nói các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ cần có những vấn đề mới để giữ công chúng tham gia, mà rồi sẽ gây áp lực lên Bắc Kinh trong việc tái đàm phán chương trình cải cách của thành phố.

Ông nói vẻ hấp dẫn ban đầu của phong trào dân chủ - phổ thông đầu phiếu, việc từ chức của ông Lương Chấn Anh và sửa đổi Luật Cơ bản… - đã trở nên nhàm chán.

Thế nhưng sau một năm của những tiếng nói đối lập với các kế hoạch của Bắc Kinh đã thu hút sự chú ý rộng rãi của truyền thông quốc tế, Trung Quốc có phần chắc sẽ không cho các hoạt động bất kỳ cơ hội nào để lôi kéo nữa.

Đó là bởi vì khi một lần nữa bước vào cuộc đối thoại với các nhóm ủng hộ dân chủ thì sẽ có nguy cơ tác động lan tỏa đến các khu vực khác của đại lục, theo ông Oh Ei Sun, thành viên cao cấp của Trường Nghiên cứu Quốc tế S Rajaratnam tại Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore.

Ông nói: “Nó có thể truyền cảm hứng cho mọi người ở Trung Quốc đại lục đòi hỏi nhiều hơn về dân chủ và các vấn đề như vậy, nếu thực sự có những đề cử mở”.

“Do đó, tôi cho rằng chính phủ trung ương trong thời gian tới chắc chắn sẽ không ủng hộ những đề cử mở”.

Bắc Kinh vẫn đặt Hồng Kông lên hàng đầu

Ông Zang nói đối với Bắc Kinh, các vấn đề của Hồng Kông vẫn đứng trước những vấn đề của Đài Loan, Tây Tạng và Tân Cương, khi chúng vẫn nằm trong sự kiểm soát của giới hữu trách.

Vì vậy, các cuộc biểu tình quy mô nhỏ trong tuần này là một cơ hội cho các lãnh đạo Trung Quốc thu hút cử tri Hồng Kông bằng cách đưa ra thêm các lợi ích kinh tế mà sẽ rót xuống tầng lớp trung lưu của thành phố thay vì chỉ đơn thuần tới những người giàu có, ông nói.

Bắc Kinh cũng có thể nỗ lực thu hút thu hút một số phe phái chính trị nào đó nhằm cố gắng chia rẽ lực lượng đối lập cùng chống lại các chính sách của mình. Điều đó có thể chia rẽ các nhà dân chủ của Hồng Kông vào các phe ôn hòa hơn và cực đoan hơn.

Cuộc bầu cử trong một năm rưỡi tới có thể xác định những phe phái nào đang chiếm được sự ủng hộ của công chúng nhiều hơn.

Ông Oh nói một vấn đề khác có thể đoàn kết dư luận là khoảng cách giàu nghèo đang mở rộng trong khu vực.

Ông nói: “Sự cực đoan hóa tiềm tàng của phong trào ủng hộ dân chủ đối lập Hồng Kông sẽ phụ thuộc phần lớn vào khoảng cách giữa người giàu và người rất nghèo ở Hồng Kông”.

Ông Oh nói: “Nếu thực sự chúng ta có một khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn tại Hồng Kông thì sẽ đủ điều kiện kinh tế xã hội cho sự cực đoan”.

Tuy nhiên, ông Oh tin rằng vòng tiếp theo của những căng thẳng chính trị gia tăng của thành phố sẽ chỉ đến trong 5 năm dẫn tới thời điểm cuộc bầu cử trưởng quan hành chánh năm 2022.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG