Đường dẫn truy cập

Anh: Chi phí cho Olympic tăng cao gây ra tranh cãi


Sân vận động Olympic và Tháp Obit trong Công viên Olympic ở Stratford, nằm về hướng đông thủ đô London
Sân vận động Olympic và Tháp Obit trong Công viên Olympic ở Stratford, nằm về hướng đông thủ đô London
Olympic sắp tới tại London là một hoạt động tốn kém. Ngân sách của chính phủ cho việc xây dựng và hoạt động được chính thức ghi nhận là 15 tỉ đô la, dù rằng một số người phỏng chừng còn cao hơn nữa. Ủy ban tổ chức có một ngân sách riêng vào khoảng 3 tỉ đô la, tiền này thu được bằng vé bán ra, tài trợ của các công ty và những nguồn tài trợ tư nhân khác.

Những sân vận động và đấu trường tại Công viên Olympic gây nhiều ấn tượng, và Olympic chắc chắn là một cuộc trình diễn tuyệt vời, nhưng chi phí của nó đang làm nhiều người quan ngại.

Cựu huy chương vàng Olympic Anh và là thành viên của Ủy ban tổ chức London, ông Jonathan Edwards, nói những người lo ngại về chi phí Olympic không nghĩ đến một hình ảnh rộng lớn hơn:

“Khi mọi người nghĩ đến Olympic như là một chi phí, tôi nghĩ có lẽ họ không hiểu tiền đi về đâu và được chi tiêu như thế nào. Những hợp đồng, trong đó 98% về tay những doanh thương Anh. Do đó hàng tỉ bảng Anh được tiêu tại Anh vào lúc đang có nhiều thách thức về phương diện kinh tế.”

Ông Edwards nói việc xây dựng Olympic và những phát triển liên hệ tại phía Đông London sẽ có lợi ích kinh tế lâu dài đối với thành phố và toàn thể nước Anh. Do đó không có gì ngạc nhiên khi có nhiều tranh luận đáng kể về việc này.

Một trong những nhà hoạt động chống Olympic hàng đầu là ông Julian Cheyne, mà chung cư nơi ông cư ngụ bị san bằng để có chỗ xây dựng Công viên Thế Vận Hội. Ông Cheyne nói:

“Thực tế đây là tập hợp những lời nói dối, và chính phủ biết điều này vì vào năm 2002, chính phủ đã có một phúc trình riêng gọi là Kế hoạch Olympic. Phúc trình đã cảnh báo là Olympic sẽ không mang lại lợi nhuận được đề ra. Một vài tháng sau đó, chính phủ quyết định tiến hành dự án. Đây luôn luôn là một tập hợp những lời nói dối.”

Dù sao, giữa những cáo buộc của những nhà hoạt động và lời hứa của các viên chức phải có một chỗ dựa vững chắc ở giữa.

Giáo sư Adam Blake tại Trường Du lịch thuộc đại học Bournemouth, là chỗ dựa này. Ông nói:

“Có vẻ như là trên cán cân, có một lợi lớn khi tổ chức Olympic. Nhưng cũng có những việc không chắc chắn. Và có những điều chúng ta không được biết, ngay cả bây giờ. Có những tiêu cực, nhưng cũng có một con số khổng lồ tiền bạc đổ vào nước Anh, và điều này thực sự cũng mang lại một số lợi khổng lồ.”

Tuy nhiên giáo sư Blake công nhận lợi ích tiềm tàng lớn nhất nằm trong tương lai, nhưng cũng có những chuyện khó đoán biết trước. Giáo sư nói tiếp:

“Liệu trong vòng 10 năm tới London thấy được ảnh hưởng dây chuyền của Olympic hay không? Đây thực sự là một con số khổng lồ tiềm ẩn vượt qua những gì sẽ xảy ra trong hai tuần lễ vào tháng 7 và tháng 8 tới đây.”

Ông Colin Grannell, giám đốc điều hành của Visa, công ty bảo trợ lâu dài cho Olympic nói ông tin vào ảnh hưởng dây chuyền và ông nói ông có thể thấy ảnh hưởng của nó đối với hàng triệu khách hàng của Visa:

“Khi dân chúng thấy nhãn hiệu của chúng tôi và những Vòng tròn biểu tượng Olympic nằm cạnh nhau, thì trên phương diện nghiên cứu, chúng tôi biết là họ cảm thấy có thêm sức mạnh vì những hình ảnh này. Có thể gọi đây là sự mãn nguyện. Và khi dân chúng cảm thấy có cảm tình đối với Visa, và qua thời gian, họ sẽ sử dụng thẻ Visa nhiều hơn. Chúng tôi có thể đo lường được việc này, chúng tôi đã đo, và thấy thành công.”

Tuy nhiên không đảm bảo là có ảnh hưởng dây chuyền trong việc gia tăng du lịch và thương mãi trong những năm tới, vì nhiều thành phố tổ chức Olympic trong quá khứ không có những ảnh hưởng này.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG