Đường dẫn truy cập

2012: Một trong những năm có nhiều nhà báo thiệt mạng nhất


Ủy ban Bảo vệ các Nhà báo, CPJ, cho biết có 70 nhà báo bị giết và 232 người khác bị cầm tù vì những việc làm của họ vào năm 2012.
Ủy ban Bảo vệ các Nhà báo, CPJ, cho biết có 70 nhà báo bị giết và 232 người khác bị cầm tù vì những việc làm của họ vào năm 2012.
Một tổ chức về tự do báo chí có trụ sở tại Hoa Kỳ nói bạo động đang tiếp diễn tại Syria và những vụ giết hại có chủ ý trên toàn thế giới đã làm cho năm 2012 là một năm gây nhiều tử vong nhất đối với các nhà báo.

Trong phúc trình hàng năm, Ủy ban Bảo vệ các Nhà báo, CPJ, cho biết có 70 nhà báo bị giết và 232 người khác bị cầm tù vì những việc làm của họ vào năm ngoái.

Phó Giám đốc Ủy ban Bảo vệ các Nhà báo Robert Mahoney nói đa số những người bị nhắm vào là các nhà báo địa phương và trong hầu hết các trường hợp, không ai bị trừng phạt.

CPJ nói tất cả trừ bốn người trong số 28 nhà báo bị giết trong các cuộc giao tranh hay bị nhằm giết tại Syria là công dân Syria. 13 người khác, được gọi “nhà dân báo,” dùng máy ảnh hay điện thoại di động để ghi nhận hình ảnh về cuộc tranh chấp tại Syria cũng thiệt mạng.

Tại Somalia, ít nhất có 12 phóng viên bị giết. Tổ chức chủ chiến al-Shabab nhận trách nhiệm trong bốn trường hợp nhà báo bị giết.

Có bảy phóng viên bị giết tại Pakistan, trong số này có ông Mukarram Khan Aatif, cộng tác viên của đài phát thanh Deewa phát bằng tiếng Pashto của Đài VOA. Taliban nhận trách nhiệm trong việc giết hại ông Aatif.

Tuy nhiên CPJ không xác nhận một cái chết nào có liên hệ đến nghề nghiệp trong số các phóng viên tại Iraq lần đầu tiên kể từ năm 2003. Từ năm 2003 đến 2008, có tất cả 151 nhà báo bị giết khi tường thuật về chiến tranh Iraq.

Phúc trình của CPJ cùng quan tâm về việc bỏ tù tràn lan các nhà báo tại những quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Syria, Ethiopia và Việt Nam, nhằm làm im tiếng các nhà bất đồng chính kiến chống chính phủ.

Giám đốc châu Mỹ của CPJ Carlos Lauria nói, chẳng hạn như nhiều năm tiếp tục quấy nhiễu, đe dọa và ám sát của các nhóm tội phạm có tổ chức và những viên chức tham nhũng tại Châu Mỹ La Tinh đã đưa đến nạn “kiểm duyệt tràn lan,” đặc biệt tại Mexico.

VOA có ứng dụng mới

Xem tin tức VOA trực tiếp trên điện thoại và máy tính bảng! Ứng dụng VOA có thiết kế mới và cải thiện khả năng truy cập tin tức. Các tính năng mà bạn yêu thích trước đây được tích hợp cùng các công cụ vượt tường lửa để truy cập tin tức VOA bằng 22 ngôn ngữ.

Tải ứng dụng VOA trên App StoreGoogle Play!

VOA Express

XS
SM
MD
LG