Đường dẫn truy cập

Ngũ Giác Đài: Không cần vội đẩy mạnh vai trò của Mỹ tại Iraq


Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đang xem xét các báo cáo sơ khởi do các toán nhân viên của Mỹ đã được điều đến Iraq để thẩm định tình hình.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đang xem xét các báo cáo sơ khởi do các toán nhân viên của Mỹ đã được điều đến Iraq để thẩm định tình hình.

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel đang xem xét những sự thẩm định của các toán lực lượng đặc biệt Mỹ tại Iraq, tập trung vào tình trạng của các lực lượng an ninh Iraq và mối đe dọa đến từ các phần tử chủ chiến Sunni. Nhưng các giới chức quốc phòng nói rằng mặc dù tình hình phức tạp và biến chuyển không ngừng ở Iraq, Hoa Kỳ không cần vội vàng cung cấp thêm sự trợ giúp. Từ Ngũ Giác Đài, thông tín viên VOA Jeff Seldin có bài tường trình sau đây.

Tại Baghdad, người ta lo sợ rằng những cảnh tượng đã diễn ra tiếp theo sau vụ đánh bom gây tử vong có thể trở thành một tình trạng bình thường mới.

Trong khi đó, ở miền Bắc, các cuộc tấn công của tổ chức “Nhà nước Hồi giáo Iraq và miền Cận Đông”, gọi tắt là ISIL, đã buộc người Shia phải chạy lấy mạng. Ông Abbas Ali, một người Shia cho biết:

“Một số người đã bị chôn vùi dưới những đống đổ nát của nhà cửa của họ, trong khi nhiều người khác bị bắn chết trên đường phố.”

Thế nhưng bất chấp những câu chuyện kinh hoàng đó, các giới chức Ngũ giác đài nói họ đã trông thấy một số tiến bộ, như các lực lượng Iraq đang có những bước để tái chiếm thành phố Tikrit, giành lại và giữ quyền kiểm soát của nhà máy lọc dầu lớn nhất nước.

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ, Chuẩn đô đốc John Kirby, nói:

“Tại thời điểm này, tôi không chắc là tôi có đủ điều kiện để có thể nói một cách dứt khoát là đà tiến của ISIL đã bị khựng lại, nhưng chắc chắn là người Iraq đang chiến đấu chống lại, và rốt cuộc, đây phải là cuộc chiến đấu của chính họ, như chúng tôi đã nói ngay từ đầu.”

Nghi vấn ở đây là Mỹ sẽ giúp đỡ họ đến mức nào trong cuộc chiến đấu đó.

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel và một số lãnh đạo cấp cao khác đang xem xét các báo cáo sơ khởi do các toán nhân viên của Mỹ đã được điều đến Iraq để thẩm định tình hình. Cũng không có thời biểu được ấn định cho cuộc duyệt xét, và không có bảo đảm họ sẽ đề nghị bất cứ giải pháp nào khác hơn là các chuyến bay trinh sát, súng đạn, đã được cung cấp từ trước.

Chuẩn đô đốc John Kirby, người phát ngôn của Ngũ giác đài, nói tiếp:

“Giải pháp lâu dài cho nền an ninh của Iraq là một tiến trình chính trị ổn định và bao gồm mọi thành phần.”

Trong khi đó, Iraq đã quay sang Nga và Iran để được giúp đỡ, như được cung cấp các chiến đấu cơ phản lực.

Các chuyên gia ra điều trần trước quốc hội Hoa Kỳ hôm thứ Tư, như tướng lục quân về hưu Jack Keane, thuộc Viện Nghiên cứu Chiến tranh, coi sự dính líu của Iran là một vấn đề. Ông nói:

“Sự thật của vấn đề là Iran có ảnh hưởng tại đó. Tôi nghĩ rằng nếu chúng ta khoanh tay ngồi đây mà không làm gì cả, thì tầm ảnh hưởng của Iran sẽ gia tăng.”

Cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Iraq James Jeffrey nói với các nhà lập pháp rằng Washington cần phải phô trương sức mạnh quân sự.

“Một lực lượng quân sự hạn chế có thể là một lực đòn bẩy, một yếu tố tăng cường tầm ảnh hưởng của chúng ta, bởi vì ngay trong lúc này, một lực lượng như vậy có thể tạo ra thay đổi, và mọi người đang tự hỏi liệu chúng ta có sẽ hành động hay không.”

Ngoài các toán tại hiện trường, Hoa Kỳ còn có một tàu sân bay và các khu trục hạm trong vùng Vịnh Ba Tư. Nhưng ngay trong lúc này, họ chỉ quan sát kỹ tình hình, trong khi các nhóm dân quân Shia đang cầm súng để bảo vệ các đền thờ và các thị trấn của họ, chống lại đà tiến quân của tổ chức ISIL - có thể sẽ diễn ra.

VOA Express

XS
SM
MD
LG