Đường dẫn truy cập

Nghệ sĩ Zimbabwe vẫn bị nhà nước kiểm duyệt


Ông Thomas Mapfumo cũng bất mãn và bỏ nước ra đi vào cuối những năm 90.
Ông Thomas Mapfumo cũng bất mãn và bỏ nước ra đi vào cuối những năm 90.

Tuần này, các nhạc sĩ Zimbabwe cùng các đồng nghiệp trên khắp thế giới ăn mừng Ngày Tự do Âm nhạc. Nhưng chính quyền Zimbabwe vẫn áp dụng các luật lệ cũ để kiểm duyệt các nghệ sĩ và nhạc sĩ.

Lắng nghe các đài phát thanh của nhà nước ở Zimbabwe, ta có thể có ấn tượng sai lầm rằng mọi chuyện ở quốc gia nghèo khó này đều tốt đẹp. Bài hát này ca ngợi Tổng thống Robert Mugabe, ghi nhận ông là người giải phóng, một chính khách và một người nhìn xa trông rộng.

Theo truyền thống, âm nhạc là một phương tiện nghệ thuật để bày tỏ, cùng với nhiều thứ khác, sự bất đồng chính trị, thay vì tán dương chính trị chính mạch.

Các nghệ sĩ ở đây nói nhiều thể loại âm nhạc ở Zimbabwe chất vấn chính phủ và trật tự xã hội. Nhưng họ nói họ bị bịt miệng vì các đài phát thanh duy nhất, thuộc quyền sở hữu của nhà nước quản lý không chịu phát đi loại âm nhạc chỉ trích chính phủ, chỉ trích ông Mugabe hoặc đảng ZANU-PF của ông.

Một trong những nghệ sĩ đó là Raymond Majongwe, người đã phát hành 20 album. Nhưng mặc dù được ưa chuộng tại các hộp đêm, nhạc của ông hiếm khi được phát trên các đài phát thanh địa phương.

Ông nói: ‘Hiếm khi album của tôi được phát thanh. Đã nhiều lần tôi tìm cách tổ chức các buổi trình diễn. Tôi cảm thấy bực bội. Các tấm poster của tôi bị dẹp đi. Những người theo ZANU-PF không hài lòng khi tôi trình diễn vì âm nhạc của tôi bị coi là chống ZANU-PF. Tôi đã lên tiếng chỉ trích những nỗi thống khổ mà người dân nước này phải trải qua. Điều đó làm ZANU-PF không hài lòng’.

Majongwe không phải là một trường hợp đơn lẻ. Người từng chỉ bảo, dạy dỗ ông, Thomas Mapfumo, cũng bất mãn và bỏ nước ra đi vào cuối những năm 90. Mapfumo đã sáng tác và phổ biến thể loại nhạc mang tính tranh đấu cấp tiến mà ông gọi là Chimurenga, kêu gọi lật đổ chính phủ thiểu số da trắng do Ian Smith lãnh đạo. Nhưng ngày nay, âm nhạc của ông không được phát sóng ở Zimbabwe.

Đây là một trong những bài hát nổi tiếng của ông, lên án tình trạng tham nhũng của các giới chức chính phủ cấp cao ở Zimbabwe và là thể loại nhạc ông thường viết hồi đầu những năm 90. Ca sĩ Majongwe nói rằng các điều luật hà khắc từng được thi hành nhằm giới hạn tiếng nói bất đồng dưới chính phủ của ông Ian Smith cũng chính là các điều luật được giới chức ZANU-PF sử dụng ngày nay để chống giới bất đồng.

Ông nói: 'Thật đáng buồn là chúng ta vẫn dùng sản phẩm của những kẻ coi da trắng là có ưu thế đối với người da đen, của những người tự nhận là mang lại độc lập cho chúng ta. Đây là những mâu thuẫn cần thiết trong thời đại chúng ta. Khi những người giải phóng lại đi sử dụng các luật lệ của những người đã đàn áp họ. Đây là điều đáng buồn’.

Majongwe đề cập tới Đạo luật Kiểm duyệt và Kiểm soát Giải trí năm 1967. Đạo luật này thiết lập Ban Kiểm duyệt Zimbabwe, là cơ chế mà các nhạc sĩ và nghệ sĩ phải nộp đơn để xin giấy chứng nhận. Nếu không có giấy chứng nhận này, họ không thể trình diễn hay xuất bản tác phẩm của mình.

Solomon Chitsunga là một thanh tra trong Ban Kiểm duyệt. Oâng nói đạo luật được thực thi là vì quyền lợi của công chúng.

Ông nói: ‘Các nhạc sĩ phải xin một giấy chứng nhận cho phép họ cung cấp giải trí cho công chúng. Vậy nên, bất kỳ nhạc sĩ nào muốn giải trí cho khán giả thì phải có bằng chứng nhận, chỉ dẫn cho họ những điều nên và không nên làm, đặc biệt là về đạo đức, các khía cạnh nên làm, vì đó là một nhiệm vụ khác của Ban. Các công ty thu âm phải kiểm tra xem liệu người nhạc sĩ họ thu âm cho có phải là thành viên đã đăng ký của ban kiểm duyệt hay không. Có khả năng là âm nhạc của họ bị cấm phát hành’.

Chitsunga nói có nhiều lý do chính đáng để giải thích vì sao một số thể loại nhạc nhất định bị cấm, nhưng khi bị truy vấn lý do thực sự thì ông chỉ nói rằng một số thể loại âm nhạc có thể khiến công chúng bất bình.

Chính vì bị kiểm duyệt, nhiều nhạc sĩ chỉ còn cách ca ngợi Mugabe và các chính sách của ông này. Những thể loại nhạc đó được hưởng thời lượng phát sóng vô hạn.

Bài hát này ca ngợi chính sách của ông Mugabe, yêu cầu tất cả các công ty thuộc sở hữu của nước ngoài phải cấp phần lớn cổ phần cho người Zimbabwe, và đã được phát sóng nhiều trên các đài thuộc sở hữu của nhà nước.

Nhưng khi Ngày Tự do Âm nhạc gần kề, những nhạc sĩ phản kháng như Majongwe hy vọng một sự thay đổi chính trị sẽ mang lại quyền tự do sáng tạo mà họ khát khao.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG