Đường dẫn truy cập

Tranh cãi sau cái chết của Awlaki


Thủ tướng Ethiopia Meles Zenawi cùng vợ đến dự Hội nghị thượng đỉnh Liên minh Châu Phi ở Addis Ababa, ngày 29/1/2012
Thủ tướng Ethiopia Meles Zenawi cùng vợ đến dự Hội nghị thượng đỉnh Liên minh Châu Phi ở Addis Ababa, ngày 29/1/2012

Cái chết của giáo sĩ Anwar al-Awlaki, người mang song tịch Yemen-Hoa Kỳ, chiếm nhiều thời giờ trong buổi họp báo tại Tòa Bạch Ốc hôm thứ Sáu. Tranh cãi xoay quanh đề tài chính phủ Mỹ có quyền ra lệnh cho lực lượng an ninh giết công dân Mỹ ở nước ngoài hay không.

Nhiều tin tức cho rằng Tổng thống Obama quyết định tiếp tục đeo đuổi chính sách đã có từ thời cựu tổng thống George W. Bush, cho phép tình báo CIA và quân đội giết công dân Mỹ ở nước ngoài nếu có bằng chứng thật chắc chắn là đối tượng quả thực đã tham gia các hoạt động khủng bố.

Vai trò của Awlaki trong các cuộc tấn công khủng bố

Yemen và Hoa Kỳ tin giáo sĩ Anwar al-Awlaki có dính líu đến một số các vụ khủng bố. Sau đây là các sự kiện chính.

Tháng 9 năm 2001: Nhà chức trách Mỹ thực hiện nhiều buổi phỏng vấn với Awlaki sau vụ 11 tháng 9 vì ông có liên hệ với những nghi can của vụ này. Tuy nhiên Awlaki không bị truy tố. Tháng 8 năm 2006: Awlaki là 1 trong số 5 nghi can bị bắt tại Yemen vì bị tình nghi bắt cóc một thiếu niên Hồi Giáo Shia và giam giữ để đòi tiền chuộc. Tháng 11 năm 2009: Thiếu tá Lục quân Mỹ Nidal Malik Hasan bắn giết bừa bãi làm 13 người thiệt mạng tại một căn cứ quân sự Mỹ. Nhà cầm quyền Mỹ nói Hasan có cố vấn tinh thần là Awlaki. Tháng 12 năm 2009: Umar Farouk Abdulmutallab, quốc tịch Nigeria, bị bắt khi có ý định cho nổ chiếc máy bay chở khách sắp đáp xuống thành phố Detroit. Nhà cầm quyền Mỹ tin Abdulmutallab là học trò của Awlaki. Tháng 11 năm 2010: Một công nhân dầu hoả Pháp bị giết tại Yemen. Nhà chức trách Yemen tin Awlaki có quen biết với những nghi can bị bắt trong vụ này. Awlaki sau đó bị truy tố về tội “xúi dục bạo động chống lại người nước ngoài."

Cái chết của Awlaki chiếm hết 15 phút đầu tiên của buổi họp báo hôm thứ Sáu vì Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Jay Carney bị vặn hỏi nhiều câu về diễn biến của cái chết này và về chuyện giết công dân Mỹ.

Ông Carney nhiều lần từ chối trả lời chi tiết về hoàn cảnh dẫn đến cái chết của Awlaki, ông cũng không xác nhận đích thân Tổng thống Obama cho phép vụ này hay không, và cũng không trả lời các câu hỏi về tính hợp pháp khi giết công dân Mỹ. Ông cho biết:

“Có một sự kiện quan trong là kẻ khủng bố đã tích cực lập mưu để tấn công người Mỹ và các lợi ích của Mỹ đã chết. Nhưng tôi không đứng ở bất kỳ góc độ nào để thảo luận về những tình huống của cái chết này.”

Năm ngoái, cha của Awlaki đi kiện chính phủ và được sự ủng hộ của nhiều nhóm, trong đó có ACLU, nhóm bảo vệ dân quyền nổi tiếng của Mỹ.

Thẩm phán trong vụ kiện đã bác đơn của người cha vì cho rằng ông này không đủ tư cách pháp lý để đòi chính phủ không được đụng đến con ông.

Bà Mary Ellen O'Connell, giáo sư môn luật quốc tế tại trường đại học Notre Dame nhận xét:

“Vụ giết hại này thật đáng tiếc. Sử dụng quân đội để thực hiện những vụ giết người chọn lọc không phải là cách làm đúng. Nếu các báo cáo là chính xác, lẽ ra nên bắt ông ta và đem ra xử. Nhưng ở đây, vào lúc bị giết, ông ta không tham gia vào một cuộc xung đột có vũ trang và rõ ràng là theo luật nhân quyền quốc tế và luật về các cuộc tranh chấp vũ trang, sử dụng quân đội để giết một người ở xa vùng lửa đạn là chuyện bất hợp pháp.”

Trong khi đó, Dân biểu Peter King, Chủ tịch Ủy ban Nội an Hạ Viện đã ca ngợi công lao của Tổng thống Obama và các nhân viên tình báo đã tham gia vụ này.

Ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa Mitt Romney cũng đưa ra lời khen ngợi tương tự, nhưng một ứng cử viên khác, ông Ron Paul gọi đây là một vụ ám sát, và ông còn nói Awlaki “chưa hề được xét xử hoặc khởi tố về một tội ác nào.”

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG