Đường dẫn truy cập

Ông Hunsen, Rainsy loan báo thỏa thuận chấm dứt bế tắc chính trị


Thủ tướng Campuchia Hun Sen và lãnh tụ đối lập Sam Rainsy sau cuộc họp tại trụ sở Thượng viện ở Phnom Penh, Campuchia, ngày 22/7/2014.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen và lãnh tụ đối lập Sam Rainsy sau cuộc họp tại trụ sở Thượng viện ở Phnom Penh, Campuchia, ngày 22/7/2014.

Thủ tướng Campuchia Hun Sen và các đảng chính trị đối lập đã loan báo một thỏa thuận để chấm dứt vụ bế tắc chính trị kéo dài gần một năm. Theo tường thuật của thông tín viên Ron Corben tại trung tâm tin tức Đông Nam Á của đài VOA ở Bangkok, thỏa thuận này sẽ giúp quốc hội Campuchia trở lại hoạt động bình thường.

Thỏa thuận giữa ông Hun Sen và lãnh tụ đối lập Sam Rainsy được loan báo sau cuộc họp kín kéo dài 5 giờ đồng hồ ngày hôm nay. Đây là vòng điều đình thứ ba giữa đôi bên kể từ khi Đảng Cứu quốc Campuchia tẩy chay quốc hội sau cuộc bầu cử hồi tháng 7 năm ngoái.

Phe đối lập đã không chịu nhận 55 ghế ở quốc hội vì cho rằng bầu cử có gian lận. Họ yêu cầu cải cách bầu cử trước khi tổ chức những cuộc bầu cử mới.

Theo thỏa thuận vừa đạt được, đôi bên đồng ý làm việc chung với nhau tại quốc hội để giải quyết những vấn đề chính và cải cách những định chế độc lập để “mang lại lợi ích cho đất nước và người dân”, và cho nền chính trị dân chủ đa nguyên.

Ông Sim Sooya, Giám đốc Viện Dân chủ Khmer, nói rằng thỏa thuận này đánh dấu một bước tiến quan trọng sau vụ xung đột chính trị kéo dài cả năm.

Ông Hun Sen đã nắm quyền gần 30 năm và nổi tiếng là một nhà cai trị độc đoán.
Ông Hun Sen đã nắm quyền gần 30 năm và nổi tiếng là một nhà cai trị độc đoán.

Ông Sooya nói: "Tôi thật sự chúc mừng cả hai đảng hôm nay đã có được sự trưởng thành chính trị và tôi tin là nếu đôi bên làm việc chung với nhau thì Campuchia sẽ phát triển nhanh hơn và xã hội sẽ công bằng hơn. Đây là một bước hết sức tích cực và mang lại nhiều sự hứa hẹn cho tương lai của Campuchia. Tôi nghĩ rằng đây là phần khởi đầu của những sự tốt đẹp."

Thỏa thuận này cũng đánh dấu bằng những hành động nhằm trả tự do cho 7 nhà lập pháp đối lập và một nhân vật tranh đấu của đảng đối lập. Những người này bị bắt hôm thứ 3 tuần trước sau khi bạo động bùng ra gần Công viên Tự do ở Phnom Penh, trong những vụ đụng độ giữa nhân viên bảo vệ với những người thuộc phe đối lập muốn tổ chức biểu tình.

Các nhà lập pháp bị truy tố về những tội có thể phải lãnh những án tù nhiều năm, như âm mưu lật đổ chính quyền và xúi giục bạo động.

Ông Hun Sen đã nắm quyền gần 30 năm và nổi tiếng là một nhà cai trị độc đoán. Ông đã tươi cười khi cuộc điều đình kết thúc và nói rằng đây là một sự thành công.

Tuy thỏa thuận này đưa ông Sam Rainsy quay lại với tiến trình chính trị, nhưng triển vọng của chính trị Campuchia vẫn không rõ ràng.
Tuy thỏa thuận này đưa ông Sam Rainsy quay lại với tiến trình chính trị, nhưng triển vọng của chính trị Campuchia vẫn không rõ ràng.

Ông Sam Rainsy đã đáp máy bay tới Phnom Penh hôm thứ bảy. Ông nói rằng đàm phán là cách duy nhất để phá vỡ bế tắc chính trị. Trước đây ông đã sống lưu vong vài năm và chỉ trở về nước không bao lâu trước cuộc bầu cử tháng 7 năm ngoái.

Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia chính trị Á châu của Đại học New South Wales ở Australia, nói rằng tuy thỏa thuận này đưa ông Sam Rainsy quay lại với tiến trình chính trị, nhưng triển vọng của chính trị Campuchia vẫn tiếp tục không rõ ràng.

Ông Thayer nhận định rằng: "Cách thức ông Hun Sen chơi trò chính trị trong quá khứ là một thỏa thuận như thỏa thuận này có thể bị đảo ngược bất cứ khi nào, nếu phe đối lập có một lập trường hay một hành động mà ông ấy không tán đồng. Tôi không lạc quan quá độ mà cũng không hoàn toàn tin tưởng là họ đã có một bước ngoặt. Chúng ta phải chờ xem."

Trong cuộc đàm phán, đôi bên cũng đồng ý xúc tiến việc tổ chức các cuộc bầu cử mới nhưng ngày giờ chưa được ấn định. Theo thời khóa biểu hiện nay, Campuchia sẽ tổ chức tổng tuyển cử vào tháng 7 năm 2018.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG