Đường dẫn truy cập

Thế hệ 'Kim Yong Un' mới trong đảng Cộng sản Việt Nam


Trụ sở Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hà Nội.
Trụ sở Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hà Nội.

Một số gương mặt trẻ nổi bật mới trúng cử vào bộ máy lãnh đạo tại Việt Nam

Một số gương mặt trẻ nổi bật mới trúng cử vào bộ máy lãnh đạo tại Việt Nam

1. Ông Nguyễn Thanh Nghị, 39 tuổi, con trai lớn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, giữ chức vụ Bí thư tỉnh Kiên Giang.

2. Ông Nguyễn Minh Triết, 25 tuổi, con trai út của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, được bầu vào Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Định.


3. Ông Nguyễn Xuân Anh, 39 tuổi, con trai nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Nguyễn Văn Chi, giữ chức vụ Bí thư thành ủy Đà Nẵng.


4. Ông Lê Phước Hoài Bảo, 30 tuổi, con trai Bí thư tỉnh ủy Quảng Nam Lê Phương Thanh, vừa giữ chức Giám đốc Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh Quảng Nam và được bổ nhiệm vào Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Nam.


5. Ông Huỳnh Thanh Phong, 33 tuổi, con trai ông Huỳnh Minh Chắc, nguyên Bí thư tỉnh ủy Hậu Giang, giữ chức Giám đốc Sở Công thương tỉnh Hậu Giang, được bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hậu Giang.

Tin ông Justin Trudeau, 43 tuổi, con trai của cựu thủ tướng Canada Pierre Trudeau, đắc cử chức vụ thủ tướng hôm 20/10 nhận được nhiều phản hồi tích cực từ công luận thế giới. Báo chí Việt Nam đã dành từ ‘con nhà nòi’ để nói về ông Trudeau. Trong khi đó, những gương mặt trẻ con cái của các lãnh đạo hàng đầu Việt Nam vừa được bổ nhiệm vào những vị trí chủ chốt ở các tỉnh, thành sau Đại hội Đảng bộ ở các tỉnh thành tuần qua, lại khiến không ít người lo lắng.

Trong cuộc phỏng vấn với Khánh An của Ban Việt Ngữ đài VOA, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, thành viên của Diễn đàn Xã hội Dân sự, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển IDS, phân tích sự khác biệt trong hệ thống và kết quả của quá trình chọn lãnh đạo giữa Việt Nam và các nước dân chủ và nguyên nhân tại sao một thế hệ trẻ lãnh đạo mới lại không hẳn là một dấu hiệu tốt cho Việt Nam.

Trước tiên, Tiến sĩ Nguyễn Quang A nhận xét chung về những lãnh đạo trẻ mới lên của Việt Nam.

TS. Nguyễn Quang A: Những gương mặt trẻ đó thực sự họ lên được những chức to như thế, không ai biết có phải là bằng tài năng của họ hay không hay chỉ bằng mối quan hệ ‘con ông cháu cha’. Trong một hệ thống không minh bạch, không được bầu cử một cách tự do để lựa chọn những vị lãnh đạo, thì khả năng sau – khả năng ‘con ông cháu cha’ – là nhiều.

VOA: Nếu vậy, ông nhận xét thế nào về những công cụ đánh giá, chẳng hạn như các cuộc thi chuyên viên để được bầu cử vào các chức vụ này nọ?

TS. Nguyễn Quang A: Tôi nghĩ đấy là công cụ của riêng đảng Cộng sản thì khó mà đánh giá là công cụ đó khách quan đến thế nào, chính xác bao nhiêu. Rất đáng tiếc là phải nói như vậy.

VOA: Khi những gương mặt trẻ vừa được nắm giữ các chức vụ, có nhiều luồng dư luận tỏ ra lo ngại, nghi ngờ. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Việt Nam vừa lên tiếng nói ‘không nên cứ thấy bổ nhiệm người trẻ là nghi ngờ’. Đúng là ở các nước khác thì đây là dấu hiệu đáng mừng, tại sao ở Việt Nam lại có sự lo lắng như thế? Ông đánh giá thế nào về thực tế ở Việt Nam, theo tiểu sử thì họ cũng là những người được gửi đi đào tạo ở các nước và cũng có một năng lực nhất định?

TS. Nguyễn Quang A: Tiêu chuẩn trẻ là một tiêu chuẩn tốt. Nhưng bên cạnh tiêu chuẩn trẻ, còn rất nhiều tiêu chuẩn khác có thể còn quan trọng hơn tiêu chuẩn trẻ. Ở những nước có sự cạnh tranh lành mạnh và minh bạch trong việc bổ nhiệm, bầu cử, nếu được người trẻ thì đúng là rất tốt. Nhưng ở những nước độc tài, tiêu chuẩn trẻ chưa nói lên được điều gì. Hãy nhìn vào Bắc Triều Tiên với một lãnh đạo trẻ là ông Kim Jong Un, tôi nghĩ người ta lo ngại là phải.

Có thể sự so sánh nào cũng đều khập khiễng. Nhưng ông Kim Jong Un cũng được học ở phương Tây từ nhỏ, ở Thụy Sĩ, là một đất nước rất tiên tiến. Thế nhưng khi vào guồng máy như ở Bắc Triều Tiên thì những người đi học ở phương Tây ấy cũng tỏ ra vô ích. Vậy thì những ông ‘con ông cháu cha’ trẻ ở Việt Nam này có đi học ở đâu đâu chăng nữa, nhưng cái guồng máy này nó làm các ông đấy bị hư đi.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A nói.

VOA: Như thế có phải mức độ tin cậy của công chúng đối với chính quyền là chưa cao?

TS. Nguyễn Quang A: Không phải là chưa ở mức cao mà là rất thấp.

VOA: Với tin tân thủ tướng Canada vừa đắc cử, báo chí Việt Nam dành cho ông những lời lẽ rất tích cực, gọi ông là ‘con nhà nòi’, trong khi báo chí lề trái gọi những người trẻ mới lên là ‘thái tử đảng’. Theo ông, cách nói như thế có chủ quan, thiên vị hay không?

TS. Nguyễn Quang A: Tôi nghĩ họ không thiên vị chút nào cả, bởi vì không thể so sánh Canada và Việt Nam được. Việt Nam có nền chính trị độc tài, Canada là một nước dân chủ. Ở những nước dân chủ, có thể ‘con nhà nòi’ hay con những nhà quen hoạt động chính trị, người ta có thể có khả năng đó. Nhưng cuối cùng cũng phải là cái đảng đó được nhân dân tín nhiệm hoặc bản thân người đó phải được nhân dân tín nhiệm thì mới được bầu. Còn ở Việt Nam, thử hỏi có nhân dân nào tín nhiệm những người ‘con ông cháu cha’ hay không? Tôi không phản đối gì việc họ là những người trẻ, nhưng hãy để cho người dân chọn những người trẻ đấy thì tốt hơn.

VOA: Đứng ở vị trí của những người trẻ vừa đảm nhận những chức vụ trên, nếu họ thực sự có khả năng và muốn tham gia vào các hoạt động của chính phủ, làm sao họ có thể chứng tỏ thực lực khi họ ở dưới cái bóng quá lớn của cha mẹ và với sự chỉ trích rất nhiều từ công luận?

TS. Nguyễn Quang A: Nếu họ thực sự muốn chứng tỏ khả năng của họ thì họ hãy khuyên bố mẹ họ xóa bỏ chế độ độc tài này đi. Tôi vẫn đồng ý cho họ tự do chọn đảng Cộng sản này nhưng đảng Cộng sản hãy bỏ độc quyền đi, để cho có thêm một vài đảng nữa. Trong một vài đảng khác nữa đó, những người trẻ có thể tự do cạnh tranh được với mấy ông ‘con ông cháu cha’ này. Trong trường hợp đó mà họ thắng cử thì tôi mừng cho họ.

VOA: Ông dự đoán thế nào về tương lai của ban lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam với sự xuất hiện của những gương mặt mới trẻ như thế?

Không thể so sánh Canada và Việt Nam được. Việt Nam có nền chính trị độc tài, Canada là một nước dân chủ. Ở những nước dân chủ, có thể ‘con nhà nòi’ hay con những nhà quen hoạt động chính trị, người ta có thể có khả năng đó. Nhưng cuối cùng cũng phải là cái đảng đó được nhân dân tín nhiệm hoặc bản thân người đó phải được nhân dân tín nhiệm thì mới được bầu. Còn ở Việt Nam, thử hỏi có nhân dân nào tín nhiệm những người ‘con ông cháu cha’ hay không?
Tiến sĩ Nguyễn Quang A nhận xét.

TS. Nguyễn Quang A: Tôi chưa dám đánh giá gì nhưng tôi nhìn sang Bắc Triều Tiên thì tôi thấy rất lo ngại.

VOA: So sánh Việt Nam với Bắc Triều Tiên như thế liệu có chủ quan hay không?

TS. Nguyễn Quang A: Có thể sự so sánh nào cũng đều khập khiễng. Nhưng ông Kim Jong Un cũng được học ở phương Tây từ nhỏ, ở Thụy Sĩ, là một đất nước rất tiên tiến. Thế nhưng khi vào guồng máy như ở Bắc Triều Tiên thì những người đi học ở phương Tây ấy cũng tỏ ra vô ích. Vậy thì những ông ‘con ông cháu cha’ trẻ ở Việt Nam này có đi học ở đâu đâu chăng nữa, nhưng cái guồng máy này nó làm các ông đấy bị hư đi.

VOA: Như thế là ông muốn nói đến cái lỗi hệ thống chứ không phải con người?

TS. Nguyễn Quang A: Đúng như thế. Tôi hoan nghênh những ông trẻ ‘con ông cháu cha’ này nếu các ông ấy cạnh tranh lành mạnh trong một hệ thống đa đảng. Còn ở trong hệ thống một mình đảng Cộng sản Việt Nam độc quyền lãnh đạo thì tôi không thể không lo được.

VOA: Cám ơn TS. Nguyễn Quang A đã dành thời gian cho đài VOA.

Con trai Thủ tướng Việt Nam thăng tiến
please wait

No media source currently available

0:00 0:01:57 0:00

VOA Express

XS
SM
MD
LG