Đường dẫn truy cập

Thanh Hóa bắt người đăng nhiều video 'bôi nhọ' lãnh đạo


Thanh Hóa bắt người đăng nhiều video 'bôi nhọ' lãnh đạo
please wait

No media source currently available

0:00 0:01:44 0:00

Theo báo chí Việt Nam, công an tỉnh Thanh Hóa hôm 18/12 đã bắt Nguyễn Danh Dũng, 29 tuổi, để điều tra về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” quy định tại điều 258 Bộ luật Hình sự của Việt Nam.

Theo quyết định của nhà chức trách, Dũng bị tạm giam 3 tháng kể từ ngày bị bắt. Tin cho hay người đàn ông này từng tốt nghiệp ĐH Bách khoa Hà Nội và làm việc tại một nhà máy trong Khu kinh tế Nghi Sơn ở tỉnh Thanh Hóa.

Phía công an nói họ đã “bắt quả tang” Dũng vào ngày 16/12 khi anh đang “đăng tải, phát tán video clip có tiêu đề, nội dung xuyên tạc, bôi nhọ, hạ uy tín các lãnh đạo đảng, nhà nước và lãnh đạo địa phương” trên mạng internet.

Công an cũng cho hay họ đã thu giữ “nhiều tài liệu, tang vật” cho thấy từ tháng 10/2015 Dũng đã tạo và quản lý các tài khoản trên các trang mạng xã hội để đăng tải các video clip hoặc bài viết bị cho là “bịa đặt, bôi nhọ” nhiều nhà lãnh đạo ở các cấp khác nhau.

Con số các đoạn video do Dũng đăng tải trong vòng hơn 1 năm bị cho là lên đến hơn 700, thu hút hàng triệu lượt người xem. Nhà chức trách gọi các video clip này là “có nội dung phản động”. VOA chưa có điều kiện để kiểm chứng thông tin trong toàn bộ các clip này.

Từ Hà Nội, luật sư Lê Văn Luân, người thường lên tiếng vì một xã hội dân chủ và văn minh hơn ở Việt Nam, nói với VOA về cách ông nhìn nhận việc nhà chức trách Việt Nam áp dụng điều 258 để bắt người:

“Nếu đó là những clip thật, về những sự thật, hoàn toàn sự thật, trung thực, thì không thể bắt được. Phải tạo ra những cái không có thật thì mới có thể liên quan đến cái tội ‘lợi dụng tự do…’ Bởi vì khi nói thật thì không thể bị bắt được. Điều 258 trong Bộ luật Hình sự hiện hành thì nó khá là định tính. Nó là sự thật thì chính quyền, hoặc nhà nước phải có nghĩa vụ lắng nghe kiến nghị đó nếu nó là sự thật để xây dựng mình hoàn thiện hơn, tốt hơn, và có những ứng xử phù hợp, đúng đắn hơn”.

Tuy nhiên, luật sư Luân cũng cho rằng nếu một người có hành vi bịa đặt, dựng chuyện trong thời gian dài, gây hại nghiêm trọng đến người khác hoặc các cơ quan, tổ chức, việc ngăn chặn hoặc xử phạt hành vi đó là cần thiết.

Luật sư Luân nói: “Bởi vì nó ngăn chặn hành vi xấu cho tất cả nhiều người. Nếu không ngăn chặn việc đó, rất nhiều người sử dụng việc đó, xã hội sẽ tạo ra sự dối trá và tạo ra những cái nguy hiểm hơn khác”.

Trong những năm qua, nhà chức trách Việt Nam đã áp dụng điều 258 để bắt và bỏ tù nhiều người bất đồng chính kiến. Việc này bị các nước phương Tây cũng như một số tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế phản đối và lên án.

VOA Express

XS
SM
MD
LG