Đường dẫn truy cập

Phe cực hữu pháp mạnh lên nhờ các vụ tấn công ở Paris?


Tang lễ một họa sĩ vẽ tranh biếm họa thiệt mạng trong các vụ tấn công khủng bố ở Paris.
Tang lễ một họa sĩ vẽ tranh biếm họa thiệt mạng trong các vụ tấn công khủng bố ở Paris.

Các vụ tấn công khủng bố hồi tháng Một ở Paris có châm ngòi cho một sự phô trương tình đoàn kết ở Pháp. Nhưng chúng cũng để lại một nước đang ở thế rất nguy hiểm.

Đối với đảng Mặt trận Dân tộc cực hữu, các vụ tấn công xác nhận điều mà mặt trận đã được cảnh báo suốt từ lúc đâu – rằng nước Pháp đang lâm vào một cuộc chiến với đạo Hồi quá khích, và Pháp phải đình chỉ việc di trú.

Ông Alain Barre không có gì phản đối di dân. Chính vợ ông là người Cuba. Ông tin rằng nhiều thế hệ di dân Âu châu đã làm cho Pháp trở thành một nước tốt đẹp hơn. Nhưng ông coi thế hệ mới nhất của những người mới tới này – nhiều người là Hồi giáo từ miền Bắc và châu Phi bên dưới sa mạc Sahara, đã làm cạn kiệt nền kinh tế vả là một mối đe doạ cho đất nước.

Ông Barre nói: “Họ không quan tâm đến việc hội nhập. Họ sống, họ không làm việc, ở lì trong căn hộ được chính phủ cấp cho. Không phải trả tiền gì, không có điện, bởi vì họ không lãnh lương, mọi thứ đều miễn phí. Và người Pháp, những người Pháp thực thụ, sinh ra ở nước này – đóng tất cả tiền xã hội, họ không có khả năng mua một cặp kính mắt bởi vì không đủ tiền.”

Ông Barre sống ở Bagnolet, một khu ngoại ô hẻo lánh với các khu chung cư cao ốc và những toà nhà xập xệ. Paris nằm ngay bên kia một xa lộ nhộn nhịp. Các đảng viên Cộng sản và nay là đảng viên Xã hội lâu nay vẫn kiểm soát toà đô chình. Nhưng ông Barre bỏ phiếu cho Mặt trận Tổ quốc cực hữu. Ông tin rằng mối đe doạ lớn cho nước Pháp là đạo Hồi.

Và ông nói càng ngày bạn bè ông càng đồng ý hơn về điểm này: “Họ bảo với tôi rằng nếu chúng ta không có phản ứng trong vài năm thì sẽ có nội chiến ở Pháp. Sau cuộc cách mạng Hoa Nhài, ở Tunisia và cuộc cách mạng mùa xuân Ả Rập rộng lớn hơn, tất cả những người Ả Rập, Maghreb này, và Syria, họ đều ra đi, đến Lampedusa và đi Pháp và vương quốc Anh. Và Vương quốc Anh hoàn toàn bị người Hồi giáo xâm lăng.”

Đó là kiểu lập luận mà Mặt trận Dân tộc tán đồng. Sau các vụ tấn công khủng bố trong tháng giêng, đảng đưa ra một truyền đơn mới. Nó mô tả các chiến binh thánh chiến và bản đồ nước Pháp, kèm theo thông điệp: “Hiểm hoạ đạo Hồi: Hãy Bảo vệ người Pháp.”

Trong các cuộc phỏng vấn như cuộc phỏng vấn này trên đài truyền hình Pháp, thủ lãnh Mặt trận Dân tộc Marine Le Pen nói từ nhiều năm đảng của bà đã nêu cao quan ngại chống lại chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo. Ngay cả hôm nay, các đối thủ chính trị cũng đưa ra các câu trả lời xác đáng: chấm dứt di trú và đóng cửa biên giới Pháp.

Xuất đầu lộ diện

Kể từ khi thành lập vào thập niên 1970, Mặt trận vẫn luôn đi một mình, bị gạt ra ngoài lề và chống đối chính sự dòng chính. Ngay như thế, đảng cũng đã nổi lên trong các cuộc thăm dò vào những năm gần đây – đảng chiếm được 25 phần trăm số phiếu trong các cuộc bàu cử của Liên hiệp châu Âu hồi tháng 5 năm ngoái… mặc dầu ít người Pháp công khai thừa nhận việc bỏ phiếu cho đảng này.

Một lần nữa Mặt trận lại xuất đầu lộ diện một mình sau các vụ tấn công tháng Một. Mặt trận không tham gia cuộc diễn hành ồ ạt tỏ tình đoàn kết ở Paris – mà tổ chức cuộc tụ tập nhỏ riêng ở nơi khác. Tổng thống Francois Hollande không được lòng dân Pháp, người đã tham gia diễn hành, đã được số điểm ủng hộ tăng gấp đôi. Nhưng các nhà phân tích tiên liệu rằng tình trạng đó sẽ không kéo dài.

Và trong khi thời gian để tang chấm dứt, và những thắc mắc dồn dập về an ninh và đạo Hồi quá khích, nhà xã hội học Michel Wieviorka nói thông điệp luật pháp và trật tự chống dân di trú có thể thắng thế. Ông nói: “Dân chúng sẽ nói ‘phe Tả không thể thay đổi mọi thứ. Phe hữu không thể thay đổi. Vây hãy thử một cách khác. Hãy thử Marine Le Pen.”

Nền kinh tế èo uột của Pháp và mức thất nghiệp lịch sử cũng đã khiến cho đảng Xã hội cầm quyền chật vật đi tìm lời giải đáp, và đẩy mạnh Mặt trận trong các cuộc thăm dò. Thực vậy, một cuộc thăm dò công luận mới cho thấy bà Le Pen thắng vòng đầu trong cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2017, nếu được tổ chức hôm nay – nhưng sẽ thất cử trong vòng nhì.

Mặt trận thậm chí còn dường như đang để lại dấu mốc tại các thị trấn tả khuynh như Bagnolet, với khối dân di trú đông đảo. Trong một cuộc đi dạo xuống phố, ông Barre đã dừng chân trò chuyện với một người bạn của ông là ông hàng thịt tên là Gilbert.

Ông Gilbert nói ông đã làm việc ở Bagnolet 40 năm nay và đã chứng kiến những thay đổi. Không còn người Pháp ở thị trấn nữa. Ông thường bỏ phiếu cho đảng Cộng sản – nhưng ông đã thay đổi bởi vì khối dân người nước ngoài đến xâm chiếm.

Dược sĩ Herve Atlan cũng lo ngại về những gì đang xảy ra ở Pháp. Ông thường mua bán tại một tiệm tạp hoá của người Do Thái ở Paris đã bị Amedy Coulibaly theo đạo Hồi tấn công tháng trước. Con cái ông đi học ở một trường Do Thái ngay bên kia đường.

Ông nói chính phủ nói những điều to lớn về việc bảo vệ cho những người Do Thái như chính ông – nhưng đã không thấy hành động. Nhưng Mặt trận Dân tộc cũng không phải là giải pháp. Trước đây, Mặt trận đã bị coi là bài Do Thái, mặc dầu bà Marine Le Pen đã chiêu dụ cử tri Do Thái trong những năm gần đây.

Cuối đường là một đền thờ Hồi giáo đẹp đẽ. Cửa khoá. Hai cha con người Mali là Gibril và Amara đi ngang qua đó.

Được hỏi liệu họ có cảm thấy bị nhắm làm mục tiêu bởi những người không tin vào đạo Hồi kể từ khi xảy ra những vụ tấn công, ông Gibril trả lời là không. Amara thì không đồng ý.

Amara nói người Pháp và giới truyền thông lẫn lộn những người theo đạo Hồi với những người Hồi giáo tốt, ngày nào cũng cầu kinh và đi làm việc.

Trở lại trung tâm thị trấn, Aouahid Tamin và Tahar Azoula vừa rời khỏi toà thị chính Bagnolet. Cả hai đều là người Hồi giáo Pháp, sinh đẻ ở đây có cha mẹ từ Bắc Phi tới. Cả hai đều đang đi tìm việc. Họ nói rất khó vì mang tên Hồi giáo làm cho khó hơn.

Tamin nói anh không ủng hộ chính đảng nào, nhưng có thể sẽ bầu cho bà Le Pen.

Tamin nói anh biết bà ấy chống đạo Hồi và chống người Bắc Phi. Bà ấy ủng hộ những người tóc vàng mắt xanh hơn. Nhưng anh nói chúng tôi thích sự kiện bà ấy không đạo đức giả. Và bà ấy đã khuấy động mọi thứ… sắp đặt trật tự trở lại.

Một cuộc thử nghiệm đầu tiên xem thông điệp của Mặt trận có vang dội trong bầu không khí căng thẳng này hay không sẽ diễn ra trong vài tuần nữa. Nước Pháp tổ chức các cuộc bầu cử khu vực vào tháng 3. Một cuộc thăm dò mới đây cho thấy đảng về trước trong vòng đầu, được sự ủng hộ của 26 phần trăm cử tri dự kiến. Tại Bagnolet, ông Barre chắc chắn họ sẽ đạt kết quả tốt. Bởi vì theo ông, người Pháp đã thực sự chán ngán.

Người Việt ở Pháp phản ứng ra sao trước việc khủng bố diễn ra ngay giữa Paris
please wait

No media source currently available

0:00 0:03:23 0:00

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG