Đường dẫn truy cập

Bảo vệ em bé


Từ đầu năm đến nay, vi rút gây bệnh tay chân miệng đã làm cho hơn 6,000 em bé ngã bệnh
Từ đầu năm đến nay, vi rút gây bệnh tay chân miệng đã làm cho hơn 6,000 em bé ngã bệnh

Dân chúng tại các quốc gia đang phát triển hầu hết đều tự cho là tất cả trẻ em sanh ra đã mang một trường hợp nhẹ bệnh sởi và quai bị.
Tuy nhiên, tại một vùng ở Châu Phi, có ít nhất 5% bị bệnh sởi đều chết. Khi mới xuất hiện, bệnh có thể gây tử vong cho rất nhiều trẻ em. Ở vùng hẻo lánh Faroe Island, North Atlantic, có tới ¾ dân chúng bị bệnh trong vòng sáu tháng đầu năm 1846 và số tử vong rất cao; 29 năm sau đó, tại đảo Pacific Fiji, số tử vong lên cao tới 20%. Trong Thế Chiến Thứ Nhất, số binh sĩ bị vô sinh và tổn thương não bộ do bệnh quai bị lên rất cao.
Vào Đệ Nhị Thế Chiến, một người xuất chúng đã nghiên cứu về vaccin. Đó là John Franklin Enders. Ông này không quyết định trở thành một nhà vi trùng học cho tới khi tốt nghiệp về văn chương tại Harvard University. Cuối cùng thì ông cũng leo lên tới chức Giáo Sư phụ giảng vi trùng học tại đại học này. Cùng với hai sinh viên của mình, họ làm một việc rất quan trọng trong lịch sử y khoa.
Khi Hoa Kỳ tham gia vào cuộc Đại Chiến Thứ Nhất thì Enders gia nhập ban nghiên cứu bệnh sởi và bệnh đậu mùa khi đó đang hoành hành trong nhóm tân binh. Với sự trợ giúp của Joseph Stokes Jr., ông tách biệt virus của bệnh quai bị rồi cấy vào giống khỉ và tìm cách tạo ra phương thức định bệnh ngoài da. Rồi họ bào chế một loại thuốc chủng gồm các siêu vi đã vô hiệu hóa để binh sĩ dễ mắc bệnh dùng. Bất hạnh thay, loại này chỉ gây ra một bảo vệ ngắn hạn. Một số thuốc chủng ngừa bệnh đậu mùa cũng được chế tạo nhưng đều gây ra tác dụng phụ rất trầm trọng.

Gamma Globulin

Khi chưa có vaccin, dân chúng mang nhiều rủi ro có thể được tạm thời bảo vệ với gamma globulin. Đây là máu của người đã có một bệnh đặc biệt chứa những kháng thể chống lại bệnh đó. Nhắc lại, kháng thể là các phân tử immunoglobulin do các tế bào lympho B cũng như các tương bào tiết ra để hệ miễn dịch nhận biết và vô hiệu hóa các tác nhân lạ, chẳng hạn các vi khuẩn hoặc virus. Mỗi kháng thể chỉ có thể nhận diện một epitope kháng nguyên duy nhất. Còn kháng nguyên là một yếu tố dịch thể được tạo ra trong máu người sau khi cơ thể tiếp xúc với kháng nguyên, có tác dụng chống lại kháng nguyên, làm mất khả năng gây bệnh của chúng. Do vậy cơ thể nào có khả năng tạo ra kháng thể càng mạnh thì khả năng miễn dịch chống lại các bệnh nhiễm khuẩn càng cao.
Vào năm 1944, khoa học gia người Hoa Kỳ là Edwin J. Coln làm việc tai Đại Học Harvard đã nghĩ ra phương pháp tách biệt gamma globulin khỏi huyết thanh. Chất này cứu sống một số lớn bệnh nhân mắc bệnh sởi lần đầu ở miền nam Greenland vào năm 1951. Hồ sơ ghi lại cho thấy có tới 99.9% dân chúng ở mọi lứa tuổi mắc bệnh và 1.8% tử vong. Đó là nhờ họ đã được chích ngừa với gamma globulin và penicillin đã được dùng để phòng ngừa biến chứng.
Gamma globulin đôi khi cũng được dùng để điều trị người có rủi do mắc các bệnh như viêm gan, tê liệt trẻ em và phong đòn gánh. Các bà mẹ có máu Rh-âm sau khi sanh mà con lại Rh-dương cũng được dùng gamma globulin để phòng tránh tác dụng bất lợi.

Vaccin ngừa bệnh sởi

Sởi là bệnh rất dễ lây lan và lây lan rất nhanh. Bệnh có thể chuyển thành dịch như sau:
Lây qua đường hô hấp: tiếp xúc với dịch tiết, dịch mũi, hầu, họng, nước bọt. Đặc biệt trong giai đoạn đầu, khi bệnh nhân có dấu hiệu cảm, ho, sốt, dịch tiết nhiều và cũng là giai đoạn người bệnh dễ lây truyền cho cộng đồng nhất.
Lây qua vật trung gian: tiếp xúc dịch khi dùng chung khăn rửa, bàn chải, điện thoại, tay cầm cửa… có chứa dịch của người bệnh sởi.
Những ai từng bị sởi hoặc đã tiêm vaccin phòng sởi thông thường sẽ có miễn dịch suốt đời và không bị lây nhiễm từ người bệnh sởi. Tuy nhiên, đối với trường hợp chưa có kháng thể virus sởi trong máu thì tỉ lệ lây nhiễm sẽ rất cao, tới hơn 90%.
Trẻ nhỏ sau khi sinh khoảng 6 tháng đầu, trong máu có thể có kháng thể từ cơ thể mẹ. Sau 6 tháng, kháng thể sinh ra không đủ, vì vậy lứa tuổi của trẻ nhỏ lớn hơn 6 tháng tuổi dễ bị mắc sởi nến chưa được tiêm phòng.
Vào năm 1946, bộ ba khoa học gia Enders, Weller và Robbins tại Children Hospital Boston bắt đầu cấy virus vào mô bào đồng vật. Đến tháng Ba năm 1948, Weller nuôi virus trong nước thịt gà. Rồi tới năm 1949, bộ ba khoa học gia này lại nuôi virus bệnh tê liệt trẻ em vào tế bào người.
Khoa học gia Enders cùng đồng nghiệp chuyển nghiên cứu trở lại việc loại bỏ tác dụng phụ của vaccin ngừa bệnh sởi. Đến năm 1954, Enders lấy mẫu chất tiết ở cuống họng và máu của một cậu bé ở Boston đang bị bệnh sởi rồi cấy vào tế bào người để lấy virus bệnh. Đây là lần đầu tiên virus được tách riêng.
Trong ba năm trời ròng rã và với sự tiếp tay của khoa học gia người Nam Tư, Milan Milatovic, họ tiêm virus vào khỉ, chim và chuột cho tới khi chúng không gây bệnh ở loài khỉ nhưng lại tạo ra kháng thể. Tới năm 1960, vaccin với virus còn sống để ngừa bệnh sởi đều sẵn sàng để thử nghiệm và được cấp bằng bản quyền vào năm 1963. Tới năm 1974, vaccine này cứu sống 2400 sinh mạng riêng tại Hoa Kỳ.

Bênh Quai Bị

Bệnh quai bị (còn được gọi là bệnh viêm tuyến mang tai do virus quai bị) là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây trực tiếp bằng đường hô hấp, hay gây thành dịch trong trẻ em, thanh thiếu niên, do virus quai bị gây nên.
Lupus ban đỏ hệ thống, hay còn được gọi tắt là lupus (SLE- Systemic Lupus Erythematosus), là một bệnh tự miễn trong đó hệ thống miễn dịch con người tấn công chính những cơ quan và các tế bào của cơ thể, làm chúng bị tổn thương và rối loạn.
Trong nhiều thế kỷ, bệnh ban đỏ rubella được coi như bệnh sởi nhẹ. Rồi tới các năm 1940/1941 có một dịch bệnh tại Úc Đại Lợi. Đến năm 1941, bác sĩ nhãn khoa Norman McAlister Gregg cho biết có gần 100 trẻ sơ sinh bị bệnh đục thủy tinh thể lúc bà mẹ bị bệnh ban đỏ trong khi có thai. Đa số các trẻ sơ sinh này còn bị điếc, bệnh tim và chậm trí. Tiết lộ của Norman bị bỏ qua nhưng đã tạo ra sự chú ý sau Thế Chiến Thứ Nhất.
Khoa học gia người Úc, Frank Macfarlane Burnet, cho hay là chích gamma globulin có thể bảo vệ bà mẹ có thai khi tiếp xúc với ban đỏ. Thế là truyền thông báo chí rầm rộ cổ võ cho các buổi tiệc tùng để hỗ trợ cho các thiếu nữ với hy vọng rằng trẻ sơ sinh bị bệnh sẽ truyền virus bệnh ban đỏ cho bạn đường của mình và cả hai đều được bảo vệ.
Rồi mọi sự đều lắng đọng cho tới trận dịch bệnh ban đỏ vào các năm 1963/1964 tại Hoa Kỳ. Đây là dịch bệnh lớn nhất trong lịch sử loài người. Ít nhất có tới 20,000 thai nhi bị tổn thương não bộ và chi phí điều trị quá lớn khiến Quốc Hội Hoa Kỳ phải ban hành một đạo luật bắt buộc việc chích ngừa cho trẻ em ngay sau khi sanh. Cuối cùng thì bộ ba khoa học gia Paul Parkman, Theodore C. Panos và Harry Meyers Jr làm ra vaccin bệnh ban đỏ với virus còn sống.

  • 16x9 Image

    Nguyễn Ý-Đức

    Bác Sĩ Nguyễn Ý Đức, Tuổi Ất Hợi, Nguyên quán Hải Dương. Hiện đang cư ngụ tại Texas, Hoa Kỳ.

    Tốt nghiệp Tiến Sĩ Y Khoa tại Đại Học Y - Dược Sài Gòn năm 1963. Hành nghề Y Khoa Gia Đình, tại Việt Nam và Hoa Kỳ gần 50 năm. Hiện đã về hưu và đang định cư tại Hoa Kỳ.

    Tác giả của nhiều sách và bài viết tiếng Việt về sức khỏe, dinh dưỡng và những vấn đề y tế xã hội đã được in, phát hành ở Hoa Kỳ và Việt Nam.

    Hợp tác với chương trình phát thanh VOA, RFI, RFA, Việt Nam Hải Ngoại, VietRadio, VAB, Dallas Radio, Lạc Việt Radio Canada, và truyền hình trong ngoài nước như O 2TV, Vietface TV, Vietv, CMG TV, báo như Tuần Báo Trẻ, Người Việt, Việt Vùng Vịnh, Thời Báo, Bút Việt, Á Châu Thời Báo, Thằng Mõ, Hướng Đi… Tham gia chính chương trình Vấn Đáp Sống Khỏe của Hội Con Rồng Cháu Tiên Việt Nam Canada và YKHOANET thực hiện để phổ biến các tin tức y học, nâng cao sức khỏe dân chúng.

VOA Express

XS
SM
MD
LG