Đường dẫn truy cập

Người Tatar muốn binh sĩ gìn giữ hòa bình LHQ có mặt tại Crimea


Lãnh đạo của người Tatar ở Crimea Mustafa Dzhemilev lo ngại người Tatar ở Crimea có thể trở thành mục tiêu bạo động dưới sự cầm quyền của Nga.
Lãnh đạo của người Tatar ở Crimea Mustafa Dzhemilev lo ngại người Tatar ở Crimea có thể trở thành mục tiêu bạo động dưới sự cầm quyền của Nga.
Lãnh đạo của người Tatar ở Crimea nói ông muốn các lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế được phái đến bán đảo ở Hắc Hải, nơi vừa tách khỏi Ukraine để sáp nhập với Nga.

Nhà vận động nhân quyền kỳ cựu Mastafa Dzhemilev đã thọ 6 bản án trong nhà tù của Xô Viết từ năm 1966 đến 1986. Ông lên tiếng hôm thứ Hai tại New York trong một phiên họp không chính thức của Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc do Lithuania tổ chức.

Sau cuộc họp, ông Dzhemilev nói với ban tiếng Nga của đài VOA rằng ông sợ rằng người Tatar ở Crimea có thể trở thành mục tiêu bạo động dưới sự cầm quyền của Nga và ông mong có các lực lượng hòa bình quốc tế được triển khai tại Crimea.

“Chúng tôi có những nỗi lo nghiêm trọng về những gì đang diễn ra ở đó và yêu cầu có các lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc. Nhưng vì việc đó phải được quyết định bởi Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, nơi Nga có quyền phủ quyết, nên rất khó mà xảy ra.”

Một lựa chọn thứ hai, ông Dzhemilev nói, là sẽ triển khai lực lượng NATO đến, như đã từng làm ở Kosovo.

“Nhưng vấn đề là NATO chỉ có mặt một khi có đổ máu. Và chúng tôi đủ thông minh để mong muốn điều này xảy ra trước khi họ thảm sát chúng tôi”.

Người Tatar ở Crimea đã bị trục xuất hàng loạt dưới thời của nhà độc tài Xô Viết Josef Stalin vào năm 1944 vì bị cáo buộc hợp tác với Ðức quốc xã và họ chỉ mới trở lại quê quán cũ trên bán đảo này vào năm 1991. Ngày nay, họ chiếm 12% trong gần 2 triệu dân cư của Crimea.

Theo Moscow, có hơn 96% những người đã bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu ngày 16/3 để bầu cho việc sát nhập Crimea với Nga và số cử tri đi bầu là 83%.

Ông Dzhemilev khẳng định chỉ có 32% cử tri đi bầu. Ngoài ra, ông cho rằng cuộc trưng cầu do Moscow tổ chức là phi lý vì theo quan điểm của ông, quyền tự quyết về lãnh thổ chỉ thuộc về những người bản địa của lãnh thổ đó – trong trường hợp Crimea, đó là người Tatar. Vậy mà, theo nhận xét của ông, họ đã tẩy chay cuộc trưng cầu.

Phái bộ Liên Hiệp Quốc tại Nga đã tẩy chay phiên họp không chính thức của Hội Ðồng Bảo An hôm thứ Hai ở Crimea, gạt bỏ nó như là “một chương trình tuyên truyền thiên vị.”

Xem video clip của nữ sinh Ukraine gây sốt trên youTube:

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG