Đường dẫn truy cập

NATO: Sẽ có hậu quả an ninh đối với các liên minh của Nga ở châu Á


Tổng thư ký Jens Stoltenberg ngày 3/4/2024 tuyên bố NATO không thể bỏ qua sự hỗ trợ quân sự của Triều Tiên và Iran dành cho Nga.
Tổng thư ký Jens Stoltenberg ngày 3/4/2024 tuyên bố NATO không thể bỏ qua sự hỗ trợ quân sự của Triều Tiên và Iran dành cho Nga.

Sự hỗ trợ quân sự của Triều Tiên và Iran dành cho Nga gây ra những hậu quả an ninh toàn cầu nghiêm trọng mà liên minh NATO gồm 32 thành viên không thể bỏ qua, Tổng thư ký Jens Stoltenberg tuyên bố ngày 3/4.

Bình Nhưỡng đã chuyển phi đạn đạn đạo và các loại vũ khí khác cho Nga, trong khi Iran cũng cung cấp cho Moscow máy bay không người lái Shahed, thường được sử dụng để tấn công cơ sở hạ tầng của Ukraine.

Đổi lại, Nga đã cung cấp công nghệ và vật tư hỗ trợ năng lực phi đạn và hạt nhân của các nước này.

Các cường quốc phương Tây ngày càng lo rằng Tehran có thể sớm chuyển phi đạn đạn đạo sang Nga.

“Những nước bạn của Nga ở châu Á rất quan trọng để tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược này”, ông Stoltenberg nói khi ngoại trưởng các nước trong NATO gặp nhau ở Brussels.

Ông nói, Trung Quốc cũng đang “hỗ trợ nền kinh tế chiến tranh của Nga”.

“Điều này gây ra hậu quả an ninh khu vực và toàn cầu”, ông Stoltenberg nhấn mạnh và cho biết thêm rằng các bộ trưởng sẽ thảo luận về cách giải quyết vấn đề.

Vào tháng 2, Reuters đưa tin Iran đã cung cấp cho Nga một số lượng lớn phi đạn đạn đạo đất đối đất mạnh mẽ, trích dẫn sáu nguồn tin, trong một dấu hiệu làm sâu sắc thêm mối quan hệ quân sự giữa hai quốc gia bị Mỹ trừng phạt.

Trong khi Washington và các quan chức phương Tây khác liên tục cảnh báo Iran chớ cung cấp vũ khí như vậy cho Nga, họ chưa xác nhận rằng Moscow đã nhận phi đạn.

Cả G7 và Hội đồng Châu Âu đều cho rằng bước đi như vậy sẽ dẫn đến hậu quả lớn trong mối quan hệ của họ với Tehran và cho biết các bên thứ ba cung cấp vũ khí cũng có thể phải đối mặt với các biện pháp tiếp theo.

Các nhà ngoại giao châu Âu cho biết các biện pháp tiềm năng đối với Iran có thể bao gồm nhắm mục tiêu vào Iran Air, các ngân hàng ở châu Âu và thậm chí là khả năng áp dụng lại các biện pháp trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc như một phần của thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và các cường quốc thế giới.

Các chế tài mới đối với Iran?

Theo 5 nhà ngoại giao châu Âu, ngoại trưởng các nước Pháp, Đức, Hà Lan, các nước vùng Baltic, Cộng hòa Czech, Đan Mạch và Romania vào ngày 19/2 đã gửi thư tới người đứng đầu chính sách đối ngoại EU Josep Borrell yêu cầu các chế tài mới rộng rãi của EU đối với Iran.

Các biện pháp mới sẽ có hai hướng. Các nhà ngoại giao cho biết các chế tài tiếp theo sẽ nhắm vào sự hỗ trợ của Iran đối với Nga, nhưng cũng sẽ có các biện pháp mới tập trung vào các cá nhân và công ty Iran trang bị vũ khí, tài trợ và đào tạo các lực lượng ủy nhiệm ở Trung Đông cũng như các chế tài có thể áp dụng đối với chính các nhóm này.

Các cuộc thảo luận ban đầu đã diễn ra ở cấp EU, nhưng một số quốc gia trong số 27 quốc gia thành viên vẫn phản đối.

Theo các nhà ngoại giao, ông Borrell trả lời một cách thận trọng với các bộ trưởng nói rằng hiện có cơ sở pháp lý cho các biện pháp chống lại nhóm hiếu chiến Hồi giáo Hamas.

“Có một tam giác khá rõ ràng với Nga, Iran và Triều Tiên. Cả Iran và Triều Tiên đều cung cấp vũ khí và đạn dược cho Nga, sau đó Nga sử dụng những vũ khí và đạn dược này để cố gắng tiêu diệt Ukraine. Vì vậy, đó là một sự hợp tác rất thực tế là mối quan tâm lớn của mọi người,” Ngoại trưởng Latvia, Krisjanis Karins, khuyến cáo.

Diễn đàn

Liên quan

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG