Đường dẫn truy cập

Liên Hiệp Quốc nói bạo động, lạm dụng ở Libya trở nên tồi tệ hơn


Ông Rupert Colville, phát ngôn viên của Ủy ban Tối cao về Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc.
Ông Rupert Colville, phát ngôn viên của Ủy ban Tối cao về Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc.
Văn phòng nhân quyền của Liên Hiệp Quốc lên án tình trạng bạo động ngày càng tồi tệ ở miền đông Libya, đặc biệt là ở Benghazi. Tổ chức này cho biết các vụ giết người, chà đạp nhân quyền và các dạng đàn áp khác đang leo thang với tốc độ báo động.

Văn phòng nhân quyền Liên Hiệp Quốc lên án vụ giết người đứng đầu của Ủy ban Quốc tế của hội chữ thập đỏ tiểu vùng ở Misrata, Libya gần đây. Tổ chức này xem đây là một trong những ví dụ mới nhất ở một đất nước mà không có sự trừng phạt hiện diện, một tình huống cho phép các vụ ám sát xảy ra và việc chà đạp nhân quyền phát triển.

Phát ngôn viên Rupert Colville nói người dân ở Libya, đặc biệt là ở Benghazi, đang bị giết hại và bị thương vì không có những hạn chế pháp lý đặt ra đối với các thủ phạm. Ông nói mọi người biết rõ họ có thể trốn thoát khỏi những tội ác mà họ đã phạm.

“Chính quyền không thể kiểm soát hiệu quả một số lượng lớn các lữ đoàn vũ trang. Ðó là mối quan ngại chính. Chính quyền không có sự kiểm soát hiệu quả trên cả nước. Những vụ ám sát và những vụ tấn công khác một cách hệ thống nhắm vào bản thân các quan chức chính phủ và những cơ sở của nhà nước, đặc biệt là ở miền đông… Do đó, đó là một tình trạng rất rất lộn xộn.”
Ông Colville cho biết các nhóm vũ trang khác nhau có liên hệ đến những vụ tấn công và vi phạm. Ông nói họ lẽ ra phải trả lời trước pháp luật. Nhưng trong khi có những điều luật trên sách vở, ông cho biết chúng đã không được thực thi. Ông nói hệ thống tư pháp của Libya rất tệ.

Ông nói ông không biết bao nhiêu người đã bị giết hại. Nhưng ông thấy rằng hiếm có tuần nào mà không có các vụ nổ bom, tấn công, bởi các lực lượng vũ trang của những người phục kích và giết hại những người vô tội.

Ngoài những mối quan ngại về tình hình an ninh xấu đi, ông nói còn có những mối quan ngại về nhân quyền"

“Chẳng hạn, 7.000 người tiếp tục bị tước đoạt tự do mà không có sự quan tâm đến trình tự… Có những báo cáo về việc tra tấn và ngược đãi trong các cơ sở giam giữ, những vấn đề liên quan đến việc giam giữ những người tỵ nạn và những người nhập cư quá cảnh tại Libya. Một lần nữa, có khoảng 7.000 người được cho là đã bị giam giữ thường xuyên trong những điều kiện hết sức tồi tệ. Một số trong số họ đã bị giam đến ba năm.”

Ông Colville nói điều kiện sống của những người bị bắt giam trong những cơ sở của chính quyền còn cách xa các điều kiện lý tưởng. Liên Hiệp Quốc đã công bố một phúc trình vào cuối năm tập trung vào tình trạng tra tấn và những cái chết trong nhà giam ở khắp Libya.

Ông Colville lưu ý rằng chính quyền, không giống như những nhóm vũ trang bị nêu ra, đã hồi đáp bản phúc trình và đã nỗ lực để cải thiện tình trạng tồi tệ này.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG