Đường dẫn truy cập

Các ứng viên tổng thống Mỹ nghĩ gì về thỏa thuận hạt nhân Iran?


Ứng cử viên tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa, ông Jeb Bush, nói: “Ngay cả các cựu quan chức hàng đầu của ông Obama cũng tin rằng thoả thuận sắp đạt được sẽ không thể làm cho Iran ngưng thủ đắc vũ khí hạt nhân”. (AP Photo/Erik Schelzig)
Ứng cử viên tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa, ông Jeb Bush, nói: “Ngay cả các cựu quan chức hàng đầu của ông Obama cũng tin rằng thoả thuận sắp đạt được sẽ không thể làm cho Iran ngưng thủ đắc vũ khí hạt nhân”. (AP Photo/Erik Schelzig)

Các điểm chính của thỏa thuận hạt nhân Iran

Các điểm chính của thỏa thuận hạt nhân Iran

  • Iran sẽ giảm 98 phần trăm kho dự trữ uranium tinh chế ở mức thấp xuống còn 300 kg trong vòng 15 năm.
  • Iran sẽ giảm 2 phần ba số máy ly tâm hoạt động để tinh chế uranium tại trung tâm chế biến chính.
  • Iran bị ngăn không được thiết kế các đầu đạn hạt nhân hay tiến hành thử nghiệm kỹ thuật có liên quan đến vũ khí hạt nhân.
  • Cấm vận vũ khí Iran sẽ được nới lỏng, chừng nào IAEA xét thấy chương trình hạt nhân của Iran có tính hòa bình.
  • Các biện pháp chế tài quốc tế đối với Iran sẽ được gỡ bỏ, giúp Iran xuất khẩu dầu.
  • Nếu nhận thấy Iran không tôn trọng thỏa thuận, một hội đồng quốc tế có thể biểu quyết phục hồi chế tài.

Hầu hết các chính khách đảng Cộng hoà muốn được làm ứng viên tổng thống của đảng này trong năm 2016 đều mạnh mẽ phản đối thoả thuận hạt nhân với Iran.

Cựu Thống đốc Florida, ông Jeb Bush, tuần trước cho biết trên trang mạng Twitter rằng “Ngay cả các cựu quan chức hàng đầu của ông Obama cũng tin rằng thoả thuận sắp đạt được sẽ không thể làm cho Iran không có khả năng vũ khí hạt nhân”.

Bài viết của ông Bush có đường nối với một bài tường thuật của tờ New York Times về một lá thư của 5 cựu cố vấn Tòa Bạch Ốc bày tỏ quan tâm về thoả thuận có thể đạt được với Iran.

Thượng nghị sĩ Marco Rubio, đại diện tiểu bang Florida, là một trong số 47 thượng nghị sĩ đảng Cộng hoà ký vào một lá thư gởi cho các nhà lãnh đạo Iran hồi đầu năm nay để cảnh báo rằng bất kỳ thoả thuận nào mà họ đạt được với chính phủ của Tổng thống Obama cũng có thể không còn được thực thi sau khi ông Obama rời khỏi Tòa Bạch Ốc vào đầu năm 2017.

Ông Rubio cũng vận động cho một điều khoản tu chính để đòi hỏi Iran công nhận quốc gia Israel trong khuôn khổ của một dự luật dành cho Quốc hội nhiều quyền hạn đối với thoả thuận hạt nhân Iran.

Dự luật được thông qua sau khi đề nghị tu chính của ông Rubio, cùng với những đề nghị gây nhiều tranh cãi khác, có thể gặp phải sự phủ quyết của tổng thống, đã bị ngăn chận hoặc bị bác bỏ trong các cuộc biểu quyết tại quốc hội.

Thượng nghị sĩ Ted Cruz của tiểu bang Texas, là người cũng đang tham gia cuộc chạy đua vào Tòa Bạch Ốc, nói rằng “Ưu tiên hàng đầu của chúng tôi là ngăn chận một thoả thuận bất lợi với Iran, một thoả thuận mang lại rủi ro cho sinh mạng của hàng triệu người Mỹ và hàng triệu người của các nước đồng minh của chúng ta”.

Thượng nghị sĩ Rand Paul của tiểu bang Kentucky có lập trường khác với hầu hết các chính khách khác của đảng Cộng hoà. Sau khi chính thức loan báo tham gia cuộc chạy đua tranh chức tổng thống, ông đã bày tỏ sự ủng hộ cho việc chủ động giao tiếp với Iran. Ông nói “Tôi nghĩ rằng họ nên duy trì các biện pháp chế tài, nhưng tôi nghĩ rằng để cho cánh cửa rộng mở, tiếp tục đối thoại, thì tốt hơn là chiến tranh.

Về phía đảng Dân chủ, bà Hillary Clinton -- người đang dẫn đầu cuộc chạy đua làm ứng viên tổng thống của đảng, ủng hộ cho việc đạt được thoả thuận hạt nhân nhưng cũng cảnh báo về những vấn đề khác với Iran.

Tuần trước bà Clinton nói “Ngay cả trong trường hợp chúng ta có được một thoả thuận như vậy thì chúng ta vẫn còn có những vấn đề lớn từ phía Iran. Họ là kẻ bảo trợ chính cho hoạt động khủng bố trên thế giới, họ dùng những nhóm đại lý như Hezbollah để gieo rắc bất hoà và tạo ra những cuộc nổi dậy để gây bất ổn cho các chính phủ”.

VOA Express

XS
SM
MD
LG