Đường dẫn truy cập

Indonesia đối mặt với bất ổn lao động


Công nhân hãng Freeport chờ xe buýt tại trạm xe buýt Gorong Gorong ở Timika, tỉnh Papua, 3/1/2012
Công nhân hãng Freeport chờ xe buýt tại trạm xe buýt Gorong Gorong ở Timika, tỉnh Papua, 3/1/2012

Indonesia đang duyệt lại Luật Lao động sau khi công nhân thuộc nhiều công đoàn biểu tình để đòi tăng lương. Hướng gia tăng các vụ biểu tình làm lo ngại cả phía các công ty lẫn chính quyền.

Indonesia nằm trong số các nước có mức lương lao động thấp nhất châu Á, thu hút nhiều công ty nước ngoài muốn tránh chi phí lao động đang tăng ở Trung Quốc và những nơi khác trong khu vực. Lương trung bình ở Jakarta là 170 đôla một tháng, so với 240 đôla ở Thẩm Quyến.

Kinh tế Indonesia cũng đang phát triển. Các nhà sản xuất và xuất khẩu có mức lời kỷ lục trong năm 2011. Các công đoàn đã nhận ra điều đó và muốn nhận được phần nhiều hơn.

Các cuộc đình công từ nhiều tháng qua đạt đỉnh cao hồi cuối tháng 1, khi 20.000 công nhân trong một khu công nghiệp gần Jakarta đình công đòi tăng lương, làm nhiều nhà máy trong khu công nghiệp tê liệt.

Để đáp ứng, Hiệp hội của giới chủ nhân, Apindo, đồng ý tăng lương 15%.

Cuộc thu xếp giữa Apindo với Freeport, công ty khai thác hầm mỏ của Mỹ hồi tháng 1 đã tạo cảm hứng cho các công đoàn khác để đòi tăng lương.

Hoạt động của Freeport tại Indonesia chiến đến 30% thu nhập của công ty, tính ra là hơn 5 tỉ đôla trong năm 2010. Công nhân Indonesia tại đây đã có mức lương khởi đầu 1,5 đôla một giờ, tăng 37% so với lúc trước.

Các công đoàn cũng đòi xét lại Luật Lao động năm 2003, buộc các công ty phải bồi thường cho nhân viên mỗi khi sa thải. Nhiều công ty đã tránh né chuyện này bằng cách coi như không có hoặc chỉ mướn công nhân làm theo hợp đồng. Kết quả là số công nhân trong biên chế giảm đi rất nhiều kể từ khi ban hành Luật Lao động năm 2003.

Trong những tuần qua, các công ty Nam Triều Tiên và Nhật Bản đã than phiền với chính quyền Indonesia, nói rằng xáo trộn gần đây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chuyện kinh doanh của họ.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG