Đường dẫn truy cập

Giới ngoại giao yêu cầu Myanmar cho cứu trợ bang Rakhine


Sau vụ bạo động năm 2012, hơn 120.000 người Hồi Giáo Rohingya buộc phải sống trong những trại giam với những điều kiện tồi tệ và bị giới hạn chặt chẽ việc di chuyển.
Sau vụ bạo động năm 2012, hơn 120.000 người Hồi Giáo Rohingya buộc phải sống trong những trại giam với những điều kiện tồi tệ và bị giới hạn chặt chẽ việc di chuyển.

Mười bốn phái bộ ngoại giao trong đó có Hoa Kỳ kêu gọi Myanmar cho phép đưa cứu trợ nhân đạo đến bang Rakhine đầy biến động, nơi hàng chục ngàn người đang cần giúp đỡ mà không được tiếp cận với thuốc men hay những trợ giúp khác kể từ khi chính phủ Myanmar bắt đầu mở cuộc hành quân tại bang này cách đây hai tháng.

Một thông cáo chung được công bố vào ngày 9/12 cho biết “Cứu trợ hết sức cần thiết để giải quyết những nhu cầu nhân đạo nghiêm trọng và cũng để bắt đầu khôi phục lại lòng tin và hy vọng cốt lõi cho việc khôi phục hòa bình và ổn định.” Thông cáo chung cũng kêu gọi cho phép “tiếp cận đầy đủ và không giới hạn” phẩm vật cứu trợ.

Chính phủ không cho đa số ký giả và tổ chức cứu trợ đến bang Rakhine kể từ cuộc hành quân chống phe nổi dậy bắt đầu cách đây hai tháng, tiếp theo vụ 5 binh sĩ biên phòng Myanmar bị những kẻ tấn công không rõ tung tích sát hại.

Tuy nhiên, chính phủ đã nhiều lần tuyên bố ý định cho phép phẩm vật cứu trợ được phân phối cho khu vực này, nơi có hơn 80 người đã thiệt mạng và hơn 20.000 người đã trốn sang Bangladesh lánh nạn.

Thông cáo chung cũng viết “Chúng tôi hoan nghênh chính phủ đồng ý cho phép tái tục hoạt động cứu trợ nhân đạo và chuyển phẩm vật cứu trợ sơ khởi cho một số làng, nhưng chúng tôi lo ngại về những trì hoãn và chúng tôi yêu cầu tất cả giới hữu trách tại Myanmar vượt qua những trở ngại ngăn trở tái tục hoàn toàn công tác phân phối phẩm vật cứu trợ. Thông cáo chung cho biết thêm là hàng chục ngàn người đang cần cứu trợ nhân đạo trong đó có trẻ em bị suy dinh dưỡng cấp tính mà không được cứu trợ gì cả trong gần hai tháng nay.”

Sau vụ bạo động năm 2012, hơn 120.000 người Hồi Giáo Rohingya buộc phải sống trong những trại giam với những điều kiện tồi tệ và bị giới hạn chặt chẽ việc di chuyển.

Cố vấn nhà nước Myanmar đồng thời là biểu tượng của dân chủ, bà Aung San Suu Kyi, bị chỉ trích ngày càng nhiều vì thất bại trong việc ngăn chặn bạo động. Các tổ chức nhân quyền cáo buộc là có những vi phạm tràn lan kể cả nạn hiếp dâm và đốt phá hàng trăm nhà cửa trong chiến dịch đàn áp.

Thông cáo chung vừa kể do các quốc gia Áo, Bỉ, Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Hy Lạp, Ireland, Hà Lan, Ba Lan, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thổ Nhĩ Kỳ và Hoa Kỳ đồng ký.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG