Đường dẫn truy cập

FGM-Phong tục đau đớn vẫn tồn tại nhiều nơi trên thế giới


Một cô gái cầm biển hiệu phản đối thủ tục cắt bỏ bộ phận sinh dục nữ tại Kilgoris, Kenya
Một cô gái cầm biển hiệu phản đối thủ tục cắt bỏ bộ phận sinh dục nữ tại Kilgoris, Kenya
Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, cắt xẻo bộ phận sinh dục ngoài của phụ nữ hay còn gọi là FGM có liên quan tới những thủ tục cắt bỏ một phần hoặc toàn phần bộ phận sinh dục ngoài ở nữ, hoặc những vết thương ở các cơ quan sinh dục ngoài nữ vì các lý do không liên quan đến y học. FGM được thực hiện vì điều được coi là những lý do mang tính truyền thống ở nhiều cộng đồng. Tuy nhiên, cộng đồng quốc tế đã công nhận FGM là một hành vi vi phạm nhân quyền ở các em gái và phụ nữ. Bà Claudia Cappa, một chuyên viên thống kê của Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc UNICEF, cho phóng viên đài VOA Frances Alonzo biết rằng một biện pháp rất đơn giản có thể chấm dứt phong tục này đó là khi các cặp vợ chồng, các gia đình, và mọi người trong cộng đồng nói chuyện với nhau về vấn đề ấy.
please wait
Embed

No media source currently available

0:00 0:05:55 0:00
Tải xuống

Theo WHO, FGM phần lớn được thực hiện ở các em gái trong độ tuổi từ lúc sơ sinh cho đến 15 tuổi, và đôi khi được thực hiện ở những người phụ nữ trưởng thành. Tại châu Phi, hàng năm, ước tính hơn ba triệu em gái có rủi ro phải trải qua FGM.

Trong khi đó, hiện nay, có hơn 125 triệu em gái và phụ nữ còn sống đã bị cắt tại 29 quốc gia ở châu Phi và Trung Đông, nơi tập trung các vụ FGM.

Phong tục này phổ biến nhất ở các khu vực tây, đông, và đông bắc châu Phi, ở một vài quốc gia châu Á và Trung Đông, và trong số những người di cư đến từ khu vực này.

Có một câu nói nói rằng, có nhiều vấn đề trên thế giới này sẽ biến mất nếu chúng ta nói chuyện với nhau. Ðó dường như là một giải pháp cho vấn đề cắt xẻo bộ phận sinh dục ngoài của phụ nữ ở châu Á:

"Chúng tôi có các bằng chứng về sự tồn tại của phong tục này, ít nhất là ở Indonesia và Malaysia. Nó không phải là một tập tục trên toàn quốc, nhưng nhìn vào con số phụ nữ sinh sống tại những quốc gia này, chúng ta đang bàn về một số lượng lớn các em gái và phụ nữ. Tuy nhiên, với những quốc gia này, chúng tôi không có một hệ thống dữ liệu tiêu biểu."

Theo bà Cappa, vì nhu cầu thu thập số liệu về phong tục truyền thống có hại này là chưa cao cho tới gần đây, do đó hệ thống dữ liệu về FGM tại những nước này là chưa có. Tuy nhiên, khi một người phụ nữ sinh con, người ta sẽ biết được người phụ nữ đó đã từng trải qua FGM hay chưa. Bà Cappa cho biết:

"Đây là một trong những thời điểm quan trọng trong cuộc đời một người phụ nữ, khi những người chịu ảnh hưởng bởi những vết cắt, cụ thể là hình thức cắt bỏ sâu nhất, họ là những người phải chịu đựng sự khó khăn tột cùng khi sinh con."

Khi nói tới FGM, nhiều người liên tưởng tới thủ thuật cắt bao quy đầu ở nam giới vì có thể có sự tương đồng. Tuy nhiên, bà Cappa khẳng định chúng hoàn toàn khác nhau:

"FGM rõ ràng là một chỉ dấu của sự đàn áp chống lại các em gái và phụ nữ. Nó được hiểu và được bắt đầu như là một truyền thống, một hình thức phân biệt đối xử rất rõ ràng đối với phụ nữ và các em gái. FGM liên quan đến giới tính. Nó là một dạng kiểm soát. Và trong phần lớn các quốc gia chúng tôi có được số liệu về FGM, đa số đàn ông và phụ nữ đều chống lại việc tiếp tục việc làm này."

Theo lời bà Cappa, sở dĩ FGM vẫn tồn tại là vì áp lực xã hội, đặc biệt là ở chính bản thân những người phụ nữ:

"Họ cảm giác là họ phải có bổn phận tuân theo những gì được coi là truyền thống. Họ nghĩ rằng đây là điều mà xã hội trong cộng đồng của họ trông đợi, chồng của họ trông đợi, và những nhà lãnh đạo tôn giáo cũng trông đợi."

Chính vì lý do này, bà Cappa nói rằng đối thoại cởi mở là một giải pháp tốt giúp chấm dứt FGM:

"Chúng ta phải chắc chắn rằng những thái độ đối nghịch với FGM cần phải được đưa ra ánh sáng. Chúng ta phải thúc đẩy các cuộc đối thoại giữa những người chồng và người vợ của các thế hệ. Chúng ta cũng cần có các cuộc đối thoại trong các cộng đồng, những nơi mà phong tục này diễn ra, bởi vì chúng ta muốn thay đổi những quy tắc xã hội khiến phong tục này vẫn tồn tại."

Nhưng việc cởi mở nói chuyện về một vấn đề nhạy cảm như FGM trong hôn nhân không phải là một việc đơn giản. Đó có thể bị coi là xen vào chuyện nội bộ của một gia đình. Do đó, bà Cappa nói rằng có một cách tiếp cận chuyện cổ vũ đối thoại là rất quan trọng:

"UNICEF rất thận trọng trong việc sử dụng thuật ngữ liên quan tới phong tục FGM. Chúng tôi nói chuyện về cho phép các gia đình và cộng đồng dần dần loại bỏ phong tục FGM.

Nhưng một lần nữa, phụ nữ và đàn ông không nhất thiết phải nói ra. Ở một đất nước như Ai Cập, chúng tôi có dữ liệu xác nhận rằng phụ nữ có xu hướng đánh giá thấp tỉ lệ những em trai và đàn ông chống lại phong tục này. Những người phụ nữ thì nghĩ là đàn ông họ muốn vậy. Trong một số trường hợp thì đúng là như thế, nhưng những trường hợp còn lại thì đàn ông chống lại việc làm này. Vấn đề đó là phụ nữ không biết điều đó. Không hề có cuộc trò chuyện nào cả. Đó được coi là chuyện của phụ nữ. Phụ nữ vì thế không nhất thiết hỏi ý kiến của đàn ông trong chuyện này và đàn ông thì lại không cảm thấy rằng họ có quyền để nói lên ý kiến của họ."

Đã từ lâu, chuyện chăm nom nhà cửa, chăm sóc con cái được coi là chuyện của phụ nữ. Vì vậy mà đàn ông không cảm thấy rằng họ có tiếng nói hay có thể can thiệp gì vào vấn đề FGM này. Theo bà Cappa, những người đàn ông không muốn thay đổi những phong tục tồn tại từ lâu nhưng họ vẫn có thể chống lại nó. Rất nhiều phụ nữ cũng chống lại nó nhưng nói cho cùng, những người phụ nữ này cảm thấy họ là những người duy nhất chống đối lại nó hoặc họ không cảm thấy là họ có thể lên tiếng.

Nguồn: VOA interview, WHO

VOA có ứng dụng mới

Xem tin tức VOA trực tiếp trên điện thoại và máy tính bảng! Ứng dụng VOA có thiết kế mới và cải thiện khả năng truy cập tin tức. Các tính năng mà bạn yêu thích trước đây được tích hợp cùng các công cụ vượt tường lửa để truy cập tin tức VOA bằng 22 ngôn ngữ.

Tải ứng dụng VOA trên App StoreGoogle Play!

VOA Express

XS
SM
MD
LG