Đường dẫn truy cập

Chuyên gia Mỹ: VN đối đẳng TQ khi đàm phán Mekong


Thay đổi trong việc khai thác thuỷ điện từ sông Mê-kông
please wait

No media source currently available

0:00 0:02:51 0:00

Thay đổi trong việc khai thác thuỷ điện từ sông Mekong

Việt Nam có thể đạt được thế đối đẳng với Trung Quốc trong các cuộc đàm phán về việc phát triển sông Mekong trong tương lai, một chuyên gia Mỹ nhận định, vào lúc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng Thủ tướng Trung Quốc và các nhà lãnh đạo Đông Nam Á khác tham dự một cuộc họp cao cấp về dòng sông này tại Phnom Penh trong ngày 10/1.

Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Lan Thương-Mekong lần thứ hai, do Campuchia và Trung Quốc đồng tổ chức, dự kiến sẽ phê chuẩn Kế hoạch Hành động Năm Năm để thi hành hợp tác và các dự án phát triển, cũng như thông qua Tuyên bố Phnom Penh nêu bật ý chí chính trị của các nước về việc hợp tác trong nhiều lĩnh vực.

Sông Mekong, khởi nguồn từ Trung Quốc và được gọi là Lan Thương, chảy qua các nước Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, và Việt Nam. Hơn 60 triệu người lệ thuộc vào dòng sông này và những phụ lưu của nó cho thực phẩm, nước, giao thông và những mặt khác trong đời sống thường nhật của họ.

Trung Quốc đang gia tăng đầu tư dọc theo dòng sông này thông qua việc xây dựng những đập thủy điện siêu lớn. Điều này đã khơi lên những lo ngại về tổn hại sinh thái từ các nhà vận động vì môi trường và quan chức chính phủ các nước, bao gồm cả Việt Nam.

Việc Việt Nam đạt đồng thuận với Trung Quốc và các nước khác về dự thảo Kế hoạch Năm Năm, bao gồm xây dựng các đập thủy điện và các dự án khác, cho thấy các dự án gây tranh cãi nhất đã được loại bỏ, và Việt Nam có thể tận dụng vị thế của mình trong cơ chế Hợp tác Lan Thương-Mekong để thương thuyết ở thế đối đẳng với Trung Quốc, theo nhận định của một chuyên gia hàng đầu về sông Mekong và hợp tác kinh tế của Trung Quốc với Đông Nam Á.

Brian Eyler, Giám đốc chương trình Đông Nam Á của Trung tâm Stimson
Brian Eyler, Giám đốc chương trình Đông Nam Á của Trung tâm Stimson

“Đó là một nền tảng mà ở đó Việt Nam có thể đạt được sự đối đẳng trong các cuộc thảo luận chung,” ông Brian Eyler, Giám đốc chương trình Đông Nam Á của Trung tâm Stimson, một viện nghiên cứu chính sách ở Washington, nói. “Bởi vì trái ngược với Ủy hội Sông Mekong, nơi Trung Quốc không tham gia, đây là một nền tảng đa phương mà ở đó Việt Nam có vị thế ngang bằng với Trung Quốc.”

“Nó có thể được dùng vì mục đích lên kế hoạch và cho những nghiên cứu phân tích và mang tính kỹ thuật mà có thể làm lợi hơn cho các nước hạ nguồn so với đường hướng hiện thời là xây đập thủy điện trên sông vì lợi ích thương mại.”

Khi Việt Nam hứng chịu đợt hạn hán nghiêm trọng nhất trong 90 năm qua vào năm 2016, các chuyên gia nói Trung Quốc phần nào chịu trách nhiệm về tình trạng này vì các đập chứa nước của Trung Quốc đã làm tăng tỉ lệ bốc hơi nước ở thượng nguồn.

VN thiệt hại nặng vì các con đập đang giết chết sông Mekong
please wait

No media source currently available

0:00 0:01:30 0:00

Ông Eyler nói ông nhận thấy cơ hội của Việt Nam trong cơ chế Hợp tác Lan Thương-Mekong là coi nó như một nền tảng để đàm phán và tham gia vào các nghiên cứu về năng lượng và năng lượng nước phù hợp với lợi ích và nhu cầu của Việt Nam.

Diễn đàn Hợp tác Lan Thương-Mekong được Bắc Kinh thành lập vào năm 2015. Cơ chế này được xem là đối thủ với Ủy hội Sông Mekong vốn đã hiện diện từ hơn 60 năm nay, nhưng Trung Quốc và Myanmar không phải là thành viên.

Trong hai năm kể từ khi cơ chế Hợp tác Lan Thương-Mekong được thành lập, Trung Quốc đã tổ chức ba hội nghị bộ trưởng ngoại giao và chi hàng tỉ đôla để hỗ trợ 45 dự án dưới cơ chế này, bao gồm các trung tâm nghiên cứu tài nguyên nước và hợp tác về các dự án kết nối, năng lực công nghiệp, thương mại biên giới, nông nghiệp và xóa đói giảm nghèo.

Việt Nam có một số năng lực nhất định để huy động các nguồn lực và đi đầu về một số vấn đề nhất định mà thậm chí Trung Quốc còn không dẫn đầu được.”
Brian Eyler

Nhưng chuyên gia về khu vực Mekong của Trung tâm Stimson nói điều ông lo ngại nhất về nền tảng này là nó được nhắm mục tiêu và định hướng theo cách mà sẽ mang về nhiều lợi ích cho Trung Quốc hơn là cho các nước ở hạ nguồn.

“Nó sẽ tận dụng nhu cầu cấp thiết của Trung Quốc để xuất khẩu nguồn lao động dư thừa, vật liệu dư thừa thông qua Kế hoạch Vành đai và Con đường,” ông Eyler nói, nhắc tới chiến lược phát triển đầy tham vọng của Trung Quốc liên kết Châu Á với Châu Âu, “hoặc thông qua những dự án riêng biệt mà sẽ làm lợi cho Trung Quốc một cách không đồng đều so với các nước ở hạ nguồn, và việc này có thể kiến các nước hạ nguồn bị cuốn vào vòng nợ nần.”

Ông dẫn ra khoản vay 6,5 tỉ đôla của Trung Quốc cho Lào để điện khí hóa một số nơi ở thủ đô ở Vientiane và nam Lào. Ông đặt nghi vấn liệu Lào có đủ sức gánh nổi khoản nợ này dù công nhận số tiền giúp đáp ứng một nhu cầu quan trọng cho quốc gia thuộc hàng nghèo nhất Đông Nam Á này.

Dẫu vậy, là một nước hạ nguồn, Việt Nam sẽ chịu thiệt thòi nếu hoàn toàn không tham gia vào cơ chế này do Trung Quốc dẫn đầu, theo lời ông Eyler.

“Việt Nam có một số năng lực nhất định để huy động các nguồn lực và đi đầu về một số vấn đề nhất định mà thậm chí Trung Quốc còn không dẫn đầu được,” ông nói. “Một trong số đó là thúc đẩy việc phát triển bền vững dòng sông. Tôi nghĩ thành tích của Việt Nam trong lĩnh vực này có nhiều điều đáng được nêu ra.”

“Trung Quốc nói rất nhiều về chuyện này, nhưng thành tích trong quá khứ của họ hoàn toàn thảm hại,” chuyên gia này nhận định.

VOA Express

XS
SM
MD
LG