Đường dẫn truy cập

Chính phủ Iraq đối mặt với những thách thức nghiêm trọng


Thủ tướng Iraq Nouri al-Maliki
Thủ tướng Iraq Nouri al-Maliki
Iraq đang trong tình trạng bạo động gia tăng trong lúc chính quyền mà người Shi’ite chiếm đa số của Thủ tướng Nouri al-Maliki lại đang đối diện với hai thách thức nghiêm trọng.
Các nhà phân tích nói rằng thách thức đầu tiên là khuynh hướng gia tăng trong cộng đồng thiểu số Sunni vốn vẫn tự xem là bị gạt ra khỏi lĩnh vực chính trị và bị đối xử như là những công dân hạng hai.

Thách thức thứ hai là sự hiện diện của các phiến quân Sunni có liên hệ với al-Qaida là nhóm tăng cường tấn công vào các lực lượng an ninh của Iraq ở tình miền Tây Anbar, đặc biệt trong các thành phố Fallujah và Ramadi.

Nhiều trợ giúp quân sự từ Hoa Kỳ hơn

Chính quyền Tổng thống Obama đã ứng phó trước vụ xung đột ở Anbar bằng cách đẩy mạnh việc giao hàng trong các thương vụ quân sự đến chính quyền Iraq.

Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Jay Carney nói Iraq sẽ nhận được một chuyến hàng nữa gồm các tên lửa không đối đất Hellfire và khoảng 60 máy bay trinh sát không người lái hay, UAVs. Ông Carney cho biết:

“Những chiếc UAV này sẽ giúp Iraq theo dõi các phần tử khủng bố đang hoạt động trong nước. Chúng tôi cũng cung cấp khí cầu trinh sát cho chính phủ Iraq vào tháng Chín năm ngoái và chuyển giao thêm 3 chiếc trực thăng Bell IA-407 trong tháng 12, tức tháng trước, nâng tổng số hàng đã mua và giao đến Iraq là 30 chiếc”.

Ngoại trưởng John Kerry cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ cho chính quyền Iraq. Nhưng ông nói sẽ không có vấn đề đưa quân đến Iraq.

Trong năm 2003, lực lượng Hoa Kỳ đã lật đổ nhà lãnh đạo Saddam Hussein và chiến đấu trong cuộc chiến kéo dài 8 năm, gây thiệt hại sinh mạng hơn 4.000 binh sĩ Mỹ. Hoa Kỳ tiến quân vào Iraq với lý do Iraq có vũ khí hủy diệt hàng loạt - một sự khẳng định mà cuối cùng hóa ra là sai.

Tướng thủy quân lục chiến đã về hưu của Hoa Kỳ Anthony Zinni, người đứng đầu Bộ Chỉ huy Miền trung Hoa Kỳ (1997 – 2000) chịu trách nhiệm việc điều hành quân đội Hoa Kỳ ở Trung Ðông nhiều năm trước cuộc đánh chiếm.

Ông nói rằng điều quan trọng là tình trạng chính trị và an ninh hiện tại ở Iraq được ổn định. Tướng Zinni nói:

“Ðiều này đòi hỏi phải đầu tư nhiều hơn là chỉ lực lượng an ninh, mà cả phát triển kinh tế, một chính quyền tốt hơn, tạo nhiều áp lực hơn lên chính quyền để họ có trách nhiệm đối với nhu cầu của tất cả người dân, có thể là thêm một chút thẩm quyền ở cấp độ địa phương nữa”.

Thủ tướng Maliki là một phần vấn đề

Ông Brent Scowcroft, cố vấn an ninh quốc gia cho hai Tổng thống Hoa Kỳ Gerald Ford (1974 – 1977) và Goerge H.W. Bush (1989 – 1993), nói Thủ tướng Maliki phải chịu một số trách nhiệm trong chuyện gia tăng bạo lực phe phái. Ông Scowcroft nói:

“Chắc chắn ông ta là một phần của rắc rối. Theo tôi, có vẻ như những gì mà ông ta đang thực sự làm là củng cố cơ cấu chính quyền do người Shia lãnh đạo hơn là giải quyết vấn đề giữa người Shia và Sunni theo một phương thức cho phép Iraq có một chính quyền có cơ hội hành động. Tôi không nghĩ là ông Maliki hữu ích ở đây”.

Ông Scowcroft cho biết sự hiện diện của các phiến quân Sunni có mối liên hệ với al-Qaida ở tỉnh Anbar đặt ra một thử thách đối với Thủ tướng Iraq.

Ông John Bolton, cựu đại sứ Hoa Kỳ ở Liên Hiệp Quốc, trong thời chính quyền George W. Bush, tin rằng sự hiện diện của al-Qaida đang gia tăng ở Iraq.

“Trong các khu vực của người Sunni, vì họ thấy chính quyền ông al-Maliki nghiêng hẳn về phía người Shia, tiếp tay cho Iran, những tranh cãi về các nhóm khủng bố như al-Qaida và những nhóm khác đối với người Sunni, rằng họ sẽ không nhận được gì ngoài chế độ này và họ cần phải quay lại điểm mà gần 10 năm trước họ có nhiều ảnh hưởng”.

Tình hình xáo trộn hơn ở phía trước

Nhìn về tương lai, nhiều chuyên gia nhận định sẽ có nhiều bất ổn và xáo trộn hơn ở Iraq.

Ông Brent Scowcroft, cựu cố vấn an ninh quốc gia nói:

“Nếu ông Maliki thực sự xây dựng một chính phủ hoạt động, hay được xem là hoạt động trên danh nghĩa của tất cả người dân Iraq, thì vẫn chưa quá trễ để đảo ngược tình thế. Tuy nhiên tôi nghĩ là đã khá trễ. Thêm vào đó, luôn có vấn đề mới đối với người Kurd ở vùng tây bắc vốn trong tình huống nguy hiểm, bất cứ lúc nào, tìm cách nổi dậy và thành lập một khu vực độc lập của người Kurd. Vì vậy Iraq là một nơi rất, rất nguy hiểm vào lúc này”.

Nhiều nhà phân tích tin rằng Iraq có thể sẽ rơi vào một cuộc nội chiến với nguy cơ phân hóa đất nước Iraq thành ba khu vực độc lập.

Trớ trêu thay, vào năm 2006, thượng nghị sĩ Joe Biden, bây giờ là phó Tổng thống, cũng đã ủng hộ một sự phân chia theo hình mẫu của Bosnia, kêu gọi sự thành lập “ba khu vực tự trị lớn với một chính quyền trung ương khả thi ở Baghdad”.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG