Đường dẫn truy cập

Các tổ chức nhân quyền hoài nghi trước việc Mỹ nới lỏng chế tài Miến Ðiện


Miến Ðiện đang nỗ lực thực thi ‘làn sóng cải cách thứ hai’ để vực dậy nền kinh tế yếu kém
Miến Ðiện đang nỗ lực thực thi ‘làn sóng cải cách thứ hai’ để vực dậy nền kinh tế yếu kém
Một số nhóm nhân quyền đang tỏ ra hoài nghi trước việc Hoa Kỳ quyết định chính thức dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Miến Điện.

Hôm qua, Washington thông báo cho phép các công ty Mỹ đầu tư vào các quốc gia Đông Nam Á này, lần đầu tiên trong vòng 15 năm, để đáp lại các cải cách kinh tế và chính trị đang được tiến hành tại Miến Điện.

Quyết định này không cho phép giao dịch kinh doanh với quân đội Miến Điện và các ngành công nghiệp do Bộ Quốc phòng kiểm soát.

Qui định mới cũng đòi hỏi các công ty Mỹ nộp báo cáo chi tiết về giao dịch của họ với Miến Điện.

Nhưng nhiều người không hài lòng với quyết định này, bất chấp sự phản đối của lãnh tụ dân chủ Aung San Suu Kyi. Người phụ nữ từng đoạt giải Nobel đã cảnh báo chống lại việc cho phép đầu tư quốc tế vào khu vực năng lượng đầy béo bở của Miến Điện.

Trong nhiều năm qua, khu vực này đã giúp ích cho sự tồn tại của chính quyền quân nhân cũ của nước này.

Bà Lisa Misol thuộc tổ chức Human Rights Watch có trụ sở ở New York nói với đài VOA rằng còn quá sớm để cho phép giao dịch kinh doanh với công ty dầu khí nhà nước của Miến Điện là Myanmar Oil and Gas Enterprise (MOGE), và cần phải chờ cho tới khi công ty này trở nên có trách nhiệm và minh bạch hơn.

Bà Jennifer Quigley của Chiến dịch Hoa Kỳ cho Miến Điện đồng ý với quan điểm của bà Misol.

Bà Quigley nói với đài VOA rằng các yêu cầu về minh bạch hóa không đủ mạnh. Bà cho rằng điều đó ‘mang tính tự nguyện trên thực tế’. Bà nói đây là một “cơ hội bị bỏ lỡ’ bởi chính quyền của tổng thống Obama.

Một nhà quan sát khác, ông Sean Turnell, một nhà phân tích về Miến Điện tại Đại học Kinh Thương Macquarie ở Australia nói ông hiểu thái độ ngần ngại đối với việc cho phép đầu tư trong lĩnh vực năng lượng.

Tuy nhiên, ông Turnell nói với đài VOA rằng sáng kiến mới có đòi hỏi các công ty Mỹ chịu trách nhiệm đối với các khoản đầu tư của họ.

Cựu nghị sĩ Miến Điện Bo Hla Tint, người có thời làm ngoại trưởng của chính phủ lưu vong Miến Điện có trụ sở ở Mỹ, lại có thái độ chờ xem. Ông nói ông muốn chính quyền của Tổng thống Obama theo dõi chặt chẽ sáng kiến mới, cho rằng Tổng thống Thein Sein có tư tưởng cải cách vẫn còn ‘một chặng đường dài trước mặt’.

Trong khi thông báo thỏa thuận hôm qua, Tổng thống Obama cũng đã lên tiếng bày tỏ thận trọng, và nói rằng các cải cách kinh tế và chính trị của Miến Điện vẫn chưa kết thúc. Ông nói rằng Hoa Kỳ vẫn "hết sức lo ngại" về việc thiếu minh bạch trong môi trường đầu tư của Miến Điện.

Tuy nhiên, Tổng thống Obama cũng ca ngợi tiến bộ "đáng kể" trong quá trình cải cách do Tổng thống Thein Sein tiến hành.

Ông Thein Sein hôm nay kêu gọi Phương Tây dỡ bỏ tất cả các biện pháp trừng phạt đối với nước ông trong khi ông nỗ lực thực thi ‘làn sóng cải cách thứ hai’ để vực dậy nền kinh tế yếu kém của Miến Điện.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG