Đường dẫn truy cập

Buôn lậu của Triều Tiên gây hại động vật hoang dã châu Phi


Triều Tiên bị cáo buộc buôn lậu ngà voi, sừng tê qua ngả ngoại giao
Triều Tiên bị cáo buộc buôn lậu ngà voi, sừng tê qua ngả ngoại giao

Triều Tiên ngày càng bị các lệnh trừng phạt quốc tế thắt chặt nhằm ngăn chặn chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo của nước này.

Chính quyền Triều Tiên đã tìm nhiều cách sáng tạo để mang về tiền mặt, thường là thông qua buôn lậu dưới vỏ bọc ngoại giao.

Nhưng một nguồn thu nhập bất hợp pháp gây hại nhiều cho các động vật gặp nguy cơ đặc biệt, là voi và tê giác châu Phi. Các động vật này là mục tiệu của những kẻ săn trộm nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường Châu Á về sản phẩm ngà voi và sừng tê giác.

Vào năm 2015, Nam Phi trục xuất một nhà ngoại giao Triều Tiên bị bắt ở Mozambique với 4,5 kg sừng tê giác và 100.000 đôla tiền mặt. Không chỉ có một sự cố đơn lẻ như vậy.

Theo báo cáo mới của nhà nghiên cứu Nam Phi Julian Rademeyer, trong số 31 nhà ngoại giao bị bắt vì buôn lậu ngà voi và sừng tê giác trong suốt ba thập kỷ qua, có 18 vị là người Triều Tiên.

Ít nhất 11 quốc gia châu Phi có mối liên kết thương mại với Triều Tiên, một phần do quốc gia này thường có những thương thảo hấp dẫn nhằm ngăn chặn sự cô lập kinh tế.

Nhà nghiên cứu Zachary Donnenfeld thuộc Viện Nghiên cứu An ninh ở Pretoria cho biết nhiều quốc gia châu Phi không muốn cắt đứt mối quan hệ này:

"Ví dụ, nếu một quốc gia như Triều Tiên đến và đưa ra một thoả thuận tương đối tốt về các sản phẩm lọc dầu, một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của họ sang châu Phi, điều dễ hiểu là các chính phủ châu Phi có lẽ không đặt nhiều câu hỏi về xăng dầu đó có xuất xứ từ đâu dù có những áp lực to lớn".

VOA đã liên lạc với Đại sứ quán Triều Tiên ở Pretoria hỏi họ có phản ứng gì về các cáo buộc trong báo cáo, nhưng các viên chức đại sứ quán đã không trả lời.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG