Đường dẫn truy cập

Bắc Triều Tiên tháo dỡ hỏa tiễn tầm xa, hoãn vụ phóng


Binh sĩ Triều Tiên phía trước hỏa tiễn Unha-3 tại cơ sở vệ tinh Sohae ở Tongchang-ri.
Binh sĩ Triều Tiên phía trước hỏa tiễn Unha-3 tại cơ sở vệ tinh Sohae ở Tongchang-ri.
Bắc Triều Tiên dường như đã tháo rời hỏa tiễn tầm xa của họ và đưa nó đi nơi khác, một ngày sau khi loan báo rằng những khó khăn về mặt kỹ thuật đã buộc Bình Nhưỡng phải dời vụ phóng lại một tuần lễ.

Hãng tin Yonhap của Nam Triều Tiên trích lời một nguồn tin quân sự nói rằng hình ảnh chụp từ vệ tinh hôm qua cho thấy là nhân viên kỹ thuật đã bắt đầu tháo rời chiếc hỏa tiễn ba tầng của Bắc Triều Tiên và chuyển nó tới một cơ sở lắp ráp ở gần đó.

Nguồn tin không được xác định nói rằng Bắc Triều Tiên đã gỡ hỏa tiễn ra khỏi giàn phóng để sửa chữa những lỗi kỹ thuật.

Bình Nhưỡng đã nêu quyết tâm sẽ tiến hành vụ phóng, bất chấp sự lên án của quốc tế, bất chấp cả thời tiết giá lạnh và những khó khăn về kỹ thuật.

Người Hàn Quốc biểu tình phản đối kế hoạch phóng hỏa tiễn của Triều Tiên tại Seoul, ngày 6/12/2012.
Người Hàn Quốc biểu tình phản đối kế hoạch phóng hỏa tiễn của Triều Tiên tại Seoul, ngày 6/12/2012.
Hôm qua, Bắc Triều Tiên dời lại ngày phóng một tuần lễ, tới ngày 29 tháng 12, viện lý do là sự “thiếu sót về kỹ thuật trong môđun kiểm soát máy ở tầng một của hỏa tiễn.”

Vụ phóng trước đó đã được lên kế hoạch từ ngày 10 tới ngày 22 tháng 12, để trùng với Ngày Giỗ đầu tiên của cố lãnh tụ Kim Jong Il.

Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Nam Triều Tiên Cho Tai-young hôm nay nói rằng hiện áp lực quốc tế đang tăng cao để buộc Bắc Triều Tiên phải hủy bỏ vụ phóng.

Ông Cho nói tính cho tới bây giờ, 29 chính phủ và 3 tổ chức quốc tế, kể cả Liên hiệp quốc, Liên hiệp Châu Âu và NATO đã ra tuyên bố đòi Bắc Triều Tiên đình lại vụ phóng.

Theo tinh thần các nghị quyết mà Liên hiệp quốc đã áp đặt đối với Bắc Tiên hồi năm 2006 và 2009, Bắc Triều Tiên không được thực hiện bất cứ cuộc thí nghiệm có liên hệ tới phi đạn hoặc hạt nhân nào sau khi Bình Nhưỡng thực hiện các cuộc thí nghiệm hạt nhân bất thành.

Một vụ phóng phi đạn thứ Ba, hồi tháng Tư năm nay, cũng thất bại và bị Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc lên án.

Bình Nhưỡng nhấn mạnh họ chỉ thực hiện vụ phóng để đưa lên quỹ đạo một vệ tinh theo dõi thời tiết.

Hoa Kỳ, Nhật Bản và Nam Triều Tiên thì xem các vụ thử nghiệm đó là nền tảng để phát triển một phi đạn đạn đạo có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG