Đường dẫn truy cập

Châu Á lên án vụ Israel tấn công đội tàu cứu trợ


Tin tức về vụ tấn công của Israel vào đoàn tàu biển của các nhà hoạt động thân Palestine làm 9 người thiệt mạng đã châm ngòi cho các cuộc biểu tình và những lời lên án ở châu Á. Tại các nước gồm phần đông dân số theo đạo Hồi như Indonesia, những người phản đối kêu gọi Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama cứng rắn với Israel. Thông tín viên đài VOA Brian Padden gửi về bài tường thuật từ Jakarta.

Tại trung tâm thủ đô Jakarta, hàng trăm sinh viên tụ tập phản đối điều họ gọi là một hành động gây hấn của Israel. Hôm qua, các binh sĩ biệt động Israel đã tấn công sáu chiếc tầu chở 700 nhà hoạt động hòa bình cùng với 10 tấn hàng cứu trợ tới thành phố Gaza thuộc phần kiểm soát của người Palestine, hiện đang bị Israel phong tỏa.

Một số hành khách đã thiệt mạng trong vụ tấn công, trong khi hàng chục nhà hoạt động và binh sĩ bị thương hoặc bị bắt.

Sinh viên đại học Sahid Sundana nói rằng hành động quân sự của Israel không khác gì hành động khủng bố.

Sinh viên này nói thêm rằng nếu đó là tàu của Hoa Kỳ hoặc Israel, và người Hồi giáo bắn giết người trên đó, cả thế giới sẽ gọi họ là những kẻ khủng bố Hồi giáo.

Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã lên án hành động của Israel. Các cuộc biểu tình tương tự cũng đã diễn ra ở các thành phố trên khắp thế giới.

Tại Đông Nam Á, các cuộc biểu tình được tổ chức tại Indonesia và Malaysia, hai nước đông dân Hồi giáo nhất trong khu vực.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mã Triêu Húc hôm thứ Ba đã lên án vụ đột kích của Israel.

Ông Mã nói rằng Trung Quốc lên án hành động của Israel, đồng thời kêu gọi Israel thực thi các nghị quyết phù hợp của Hội đồng Bảo an LHQ và cải thiện tình trạng nhân đạo ở Gaza.

Lập trường kiên quyết của Trung Quốc tương phản với việc nước này cho tới nay đã từ chối lên án Bắc Triều Tiên làm chìm một tàu chiến của Nam Triều Tiên.

Tại Jakarta, Sundana, cũng giống như nhiều sinh viên khác trong cuộc tuần hành, đã lên tiếng kêu gọi Tổng thống Obama có biện pháp chống lại Israel.

Anh này nói rằng Tổng thống Obama phải ngăn chặn Israel hành động như vậy, và không nên bảo vệ hay bao che cho Israel.

Tổng thống Obama đã lên tiếng bày tỏ lòng tiếc thương sâu sắc đối với những người thiệt mạng trong vụ đột kích, và nói thêm rằng điều quan trọng là cần phải hiểu rõ mọi tình huống quanh sự kiện này. Nhiều người thuộc thế giới Hồi giáo coi phản ứng này là quá kiềm chế, đồng thời củng cố quan điểm cho rằng chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ thiên vị Israel.

Ông Anis Baswedan là một nhà phân tích chính trị và là chủ tịch Đại học Paramadina ở Jakarta. Ông nói rằng nếu Tổng thống Obama muốn được nhìn nhận là một nhà hòa giải độc lập trong tiến trình hòa bình Trung Đông, ông phải lên tiếng phản đối hành động của Israel.

Ông Baswedan nói: “Đây là một cơ hội cho thế giới nói chung và thế giới Hồi giáo nói riêng thấy rằng ông Obama có khả năng tận dụng mọi nguồn lực ông có để thực sự mang lại hòa bình cho vùng Trung Đông, và cứng rắn hơn trong các vấn đề cần phải cứng rắn. Tôi nghĩ đã đến lúc ông Obama phải đáp ứng sự mong mỏi của thế giới.”

Bằng việc thể hiện sự cứng rắn đối với Israel, ông Baswedan nói rằng ông Obama sẽ được tín nhiệm hơn về khả năng đối xử với cả hai bên trong các cuộc đàm phán hòa bình trong tương lai.

Tại trung tâm thủ đô Jakarta, hàng trăm sinh viên tụ tập phản đối điều họ gọi là một hành động gây hấn của Israel. Hôm qua, các binh sĩ biệt động Israel đã tấn công sáu chiếc tầu chở 700 nhà hoạt động hòa bình cùng với 10 tấn hàng cứu trợ tới thành phố Gaza thuộc phần kiểm soát của người Palestine, hiện đang bị Israel phong tỏa.

Một số hành khách đã thiệt mạng trong vụ tấn công, trong khi hàng chục nhà hoạt động và binh sĩ bị thương hoặc bị bắt.

Sinh viên đại học Sahid Sundana nói rằng hành động quân sự của Israel không khác gì hành động khủng bố.

Sinh viên này nói thêm rằng nếu đó là tàu của Hoa Kỳ hoặc Israel, và người Hồi giáo bắn giết người trên đó, cả thế giới sẽ gọi họ là những kẻ khủng bố Hồi giáo.

Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã lên án hành động của Israel. Các cuộc biểu tình tương tự cũng đã diễn ra ở các thành phố trên khắp thế giới.

Tại Đông Nam Á, các cuộc biểu tình được tổ chức tại Indonesia và Malaysia, hai nước đông dân Hồi giáo nhất trong khu vực.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mã Triệu Húc hôm thứ Ba đã lên án vụ đột kích của Israel.

Ông Mã nói rằng Trung Quốc lên án hành động của Israel, đồng thời kêu gọi Israel thực thi các nghị quyết phù hợp của Hội đồng Bảo an LHQ và cải thiện tình trạng nhân đạo ở Gaza.

Lập trường kiên quyết của Trung Quốc tương phản với việc nước này cho tới nay đã từ chối lên án Bắc Triều Tiên làm chìm một tàu chiến của Nam Triều Tiên.

Tại Jakarta, Sundana, cũng giống như nhiều sinh viên khác trong cuộc tuần hành, đã lên tiếng kêu gọi Tổng thống Obama có biện pháp chống lại Israel.

Anh này nói rằng Tổng thống Obama phải ngăn chặn Israel hành động như vậy, và không nên bảo vệ hay bao che cho Israel.

Tổng thống Obama đã lên tiếng bày tỏ lòng tiếc thương sâu sắc đối với những người thiệt mạng trong vụ đột kích, và nói thêm rằng điều quan trọng là cần phải hiểu rõ mọi tình huống quanh sự kiện này. Nhiều người thuộc thế giới Hồi giáo coi phản ứng này là quá kiềm chế, đồng thời củng cố quan điểm cho rằng chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ thiên vị Israel.

Ông Anis Baswedan là một nhà phân tích chính trị và là chủ tịch Đại học Paramadina ở Jakarta. Ông nói rằng nếu Tổng thống Obama muốn được nhìn nhận là một nhà hòa giải độc lập trong tiến trình hòa bình Trung Đông, ông phải lên tiếng phản đối hành động của Israel.

Ông Baswedan nói: “Đây là một cơ hội cho thế giới nói chung và thế giới Hồi giáo nói riêng thấy rằng ông Obama có khả năng tận dụng mọi nguồn lực ông có để thực sự mang lại hòa bình cho vùng Trung Đông, và cứng rắn hơn trong các vấn đề cần phải cứng rắn. Tôi nghĩ đã đến lúc ông Obama phải đáp ứng sự mong mỏi của thế giới.”

Bằng việc thể hiện sự cứng rắn đối với Israel, ông Baswedan nói rằng ông Obama sẽ được tín nhiệm hơn về khả năng đối xử với cả hai bên trong các cuộc đàm phán hòa bình trong tương lai.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG