Đường dẫn truy cập

Ấn Độ sắp phê chuẩn hiệp định Paris về khí hậu


Nền kinh tế Ấn Độ đang phát triển nhanh, gần 2 triệu xe ô tô bán ra mỗi năm khiến tình trạng ấm lên toàn cầu trở nên xấu hơn.
Nền kinh tế Ấn Độ đang phát triển nhanh, gần 2 triệu xe ô tô bán ra mỗi năm khiến tình trạng ấm lên toàn cầu trở nên xấu hơn.

Ấn Độ, nước phát thải khí nhà kính nhiều thứ ba trên thế giới, dự kiến phê chuẩn hiệp định Paris về khí hậu hôm Chủ nhật, 2/10. Đây là một cú hích lớn đối với nỗ lực toàn cầu để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu,

Việc Ấn Độ chính thức đồng ý phê chuẩn giúp cho hiệp định càng có nhiều khả năng có hiệu lực. Hiệp định sẽ có hiệu lực sau khi 55 nước chiếm 55% lượng khí thải của thế giới phê chuẩn.

Với chữ ký của Ấn Độ, 62 quốc gia chiếm hơn một nửa lượng khí thải của thế giới đã tham gia hiệp định.

Liên hiệp châu Âu cho biết họ sẽ phê chuẩn hiệp ước vào tuần tới. Hoa Kỳ và Trung Quốc đã làm như vậy hồi tháng trước.

Việc phê chuẩn của Ấn Độ rất có ý nghĩa. Mặc dù đất nước có 1,2 tỷ dân chiếm khoảng 4% lượng khí thải trên toàn thế giới, nước này đang chuẩn bị có "bước nhảy vọt" trong việc sản xuất năng lượng phục vụ cho nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh của mình.

Hiệp định Paris đặt mục tiêu hạn chế sự ấm lên toàn cầu dưới 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp bằng cách thúc đẩy để thế giới hoàn toàn không còn phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.

Ấn Độ đã hứa đến năm 2030 sẽ giảm 1/3 mức độ phát thải từ nhiên liệu hóa thạch so với mức của năm 2005. Mức độ phát thải này là một cách đo đếm mức ô nhiễm phát ra trên một đơn vị tăng trưởng kinh tế.

Ấn Độ dự định sẽ đạt được điều đó bằng cách chuyển mạnh mẽ sang năng lượng tái tạo, tạo ra 40% điện từ các nguồn năng lượng sạch vào năm 2030. Phần lớn số này sẽ nhờ năng lượng mặt trời, trong khi cho đến nay Ấn Độ chủ yếu phát điện nhờ vào than gây ô nhiễm.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG