Đường dẫn truy cập

Ðổ lỗi cho người khác: Ai nên nhận trách nhiệm ? - 2004-10-12


Đổ lỗi cho người khác, oán trời trách đất là chuyện chúng ta thường thấy xảy ra hàng ngày. Nếu mập quá ư ? Đó là tại các nhà hàng dọn món ăn nhanh toàn đường, bột, bơ, mỡ nên tôi mới mập. Bọn trẻ có hành vi bạo động ư ? Đó là tại mấy trò chơi điện tử và phim ảnh Hollywood. Công việc trong sở không chạy ư ? Đó là lỗi máy điện toán trong sở chứ không phải tại tôi thiếu thiện chí làm việc. TTV Faiza Elmasry cho chúng ta biết rằng thái độ đổ lỗi cho người khác, cho những nguyên nhân khác mà không chịu nhận phần lỗi về mình gây ảnh hưởng đến tất cả mọi chuyện trong đời sống chúng ta, từ hiệu năng ở nơi chốn làm việc cho đến những tương quan cá nhân. Mời quí vị nghe tiếp những chi tiết sau đây trong lá thư Mỹ quốc tuần này.

Trong tư cách một tham vấn viên cho công ty QBQ, ông John Miller đã bỏ ra hàng ngàn giờ dự những cuộc họp bàn, lắng nghe những câu hỏi của nhân viên công ty, khách hàng của ông. Ông nhận thấy rằng nhiều người vẫn có thói quen đổ lỗi với một lề lối mà phải rất tinh tế mới nhận thức ra được.

Cuối cùng thì tôi nhận ra sự kiện là tất cả chúng ta đều hỏi những câu hỏi đại loại như : “Khi nào thì sẽ có người đến huấn luyện cho tôi ?”, “Ai làm lỗi đó vậy?”, “Tại sao phân bộ đó không làm ăn cho ra hồn ?”. Tôi bắt đầu ngẫm nghĩ: “Chúng ta hãy đổi ngược lại những câu hỏi đó như thế này: “Làm sao để tôi tiến bộ hơn ? Tôi có thể làm gì để thích ứng với thay đổi ? Làm thế nào để tôi có thể giúp cho các phân bộ khác đạt tới mục tiêu ?”. Những câu hỏi tiêu cực luôn luôn bắt đầu bằng từ tại sao, khi nào, ai và luôn luôn mang ý nghĩa người hỏi là nạn nhân, hoặc mang ý nghĩa trì hoãn hoặc là qui lỗi cho người khác, cơ quan khác, nguyên nhân khác hơn là chính họ. Còn những câu hỏi có ý hướng tốt thường bắt đầu bằng từ “cái gì”, “thế nào”, và thường chứa dựng đại danh từ “tôi” ở trong.

Công ty chuyên về phát triển các tổ chức của ông Miller có tên là QBQ, coi việc tự nhận lấy trách nhiệm là một giá trị cốt lõi cho các cơ sở kinh doanh và các cá nhân. Nhưng ông cho biết quan niệm này, giá trị này thường hay đi ngược lại với một quan niệm thông thường khác về quản lý, đó là quan niệm về làm việc trong nguyên một ê kíp, trong tinh thần đồng đội.

Nhiều tổ chức đã bỏ ra rất nhiều công sức để xây dựng các ê kíp nhân viên làm việc cùng với nhau trong tinh thần đồng đội., thế rồi chúng tôi nghe thấy những lời chống chế như “tại nguyên toán không chịu làm cho xong, đội này không có đủ nguồn lực, ê kíp này không chịu cố gắng gắn bó với công việc”. Điều mà chúng ta nhận thấy là chúng ta bị lẫn lộn vào với cả toán, chúng ta mất cá tính và tư chất của chúng ta. Vẫn có một niềm tin sai lạc cho rằng làm việc trong một ê kíp thì không còn “cái tôi” nữa. Niềm tin của tôi thì hoàn toàn ngược hẳn lại. Tôi cho rằng mỗi toán là một tập hợp của nhiều cái tôi, của các cá nhân. Khi tôi theo lề lối tự nhận lấy trách nhiệm, khi tôi làm tròn bổn phận của chính tôi thì tôi thực sự có thể giúp cho nguyên một ê kíp tiến bộ.

Việc nhấn mạnh tới hiệu năng và làm nhiều hơn với một nhân sự và nguồn lực ít hơn đã khiến các công nhân Hoa Kỳ chịu nhiều áp lực hơn. Theo bà Julie Morgenstern, tham vấn cho các công ty, thì đó là nguyên nhân nữa đứng sau thái độ chuyên đổ lỗi và than phiền nơi sở làm.

Người ta có thói quen đổ lỗi khi họ không cảm thấy là đắc lực trong công việc của họ, nếu như họ không thấy an tâm vì họ không cảm thấy là họ có đóng góp gì cho công việc.

Theo tôi thì trong thời buổi ngày nay, mỗi một người đi làm việc đều phải tự coi mình là chủ nhân của một cơ sở kinh doanh về dịch vụ. Nếu làm như vậy thì quí vị chẳng cần phải lo đổ lỗi cho ai, bởi vì mỗi ngày lương tâm của quí vị đều rất trong sáng vì những gì mà quí vị đã cống hiến cho công việc.

Cấp chỉ huy của quí vị biết rất rõ về những gì mà quí vị đóng góp. Vì lẽ đó, nếu có gì trật đường rầy, chuyện không diễn ra như mong muốn, thì quí vị cũng không cảm thấy là không có ai nâng đỡ. Quí vị sẽ cảm thấy an tâm, căn cứ trên những gì mà quí vị thực sự làm và đóng góp hàng ngày.

Trên tầm mức cá nhân, thái độ không nhận lãnh lỗi lầm hay trách nhiệm là điều không thể không chú ý tới. Nhà tâm lý học Sonya Friedman nhận thấy hầu như mọi khách hàng của bà đều có thái độ như vậy.

Khi đứa con làm được điều gì hay thì bà vợ nói rằng “Nó giống tôi đấy”. Khi đứa bé làm điều sai trái thì bà nói “nó giống bố nó đấy”. Có không biết bao nhiêu người không chịu nhận trách nhiệm về mình. Một thí dụ nhỏ về chuyện này là “Đừng trách tôi về cử chỉ, thái độ của tôi ở bữa tiệc đó khi tôi say rượu. Lúc đó tôi không phải là tôi, đó là do ma men đấy” ...

Tâm lý gia Friedman cho rằng tự nhận trách nhiệm về chính mình là chuyện có thể làm được khi người ta có can đảm thú nhận là mình lầm lỗi và có ý hướng sửa chữa những lỗi lầm.

Cái cách tự nhận lấy trách nhiệm được thể hiện qua những gì chúng ta đã từng làm, cho dù là những vấn đề lan tới tầm mức quốc tế, như vụ nhà tù Ghraib, hay ở trong những công ty, trong đó chúng ta thấy có những người lấy tiền của công ty bằng những thủ đoạn lươn lẹo vì họ tin rằng hành động đó có thể là hợp pháp, không ai có thể truy tố họ được.

Theo tôi thì nếu có thể tự đối mặt với chính mình, thú nhận những lầm lỗi của mình là cách để tốt nhất để phục thiện. Quí vị phải biết rằng một trong những điều hay nhất mà quí vị có thể làm được trong mối tương quan với người khác là bạn có thể nói được câu “Tôi rất ân hận, xin lỗi nhé. Tôi có thể làm được gì để sửa chữa những lầm lỗi này đây để cho chuyện tốt đẹp hơn ?”

Chuyên gia tham vấn trong ngành quản trị, ông John Miller, cũng đồng ý, và ông nói thêm rằng khi có thêm nhiều người biết nhận lấy trách nhiệm cho chính cá nhân mình, biết nhận những lỗi lầm mình đã phạm để mà sửa chữa thì không những chỉ gia tăng được năng suất công việc và làm cho mọi người vui vẻ hơn, mà thế giới cũng sẽ là một nơi chốn tốt đẹp hơn rất nhiều.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG