Đường dẫn truy cập

Một số công ty sản xuất hàng may mặc tại Việt Nam đang lâm cảnh đổ vỡ về tài chánh. - 2003-08-11


Thông tín viên Ben Rowse của Thông Tấn Xã Pháp AFP hôm Chủ Nhật có bài cho hay một số công ty sản xuất hàng may mặc tại Việt Nam đang lâm cảnh đổ vỡ về tài chánh hơn 3 tháng sau khi Hoa Kỳ thúc đẩy Việt Nam vào việc ký kết một hiệp định song phương trái với ý muốn của Việt Nam, trong đó Hoa Kỳ áp đặt hạn ngạch nhập khẩu hàng may mặc của Việt Nam vào Hoa Kỳ.

Theo thỏa hiệp vừa kể, tổng số hàng may mặc của Việt Nam vào Hoa Kỳ nằm trong hạn định 1 tỷ 700 triệu đôla một năm. Thỏa hiệp được hai bên sơ thự cuối tháng Tư, và chỉ gần một tuần lễ sau đó đã có hiệu lực khiến nhiều nhà sản xuất hàng may mặc của Việt Nam trở tay không kịp. Nhiều công ty đã có giao kèo đặt mua hàng của những công ty bán lẻ lớn của Hoa Kỳ như GAP, NIKE và K-Mart, nhưng không được cung cấp đủ hạn ngạch để xuất khẩu hàng của mình, và hậu quả là việc giao hàng bị chậm trễ, khách mua hàng đòi phải giao hàng qua đường hàng không cho kịp, hoặc hủy bỏ giao kèo, khiến các công ty này thiệt hại nhiều tiền bạc.

Chủ tịch Hiệp Hội của khoảng 100 Nhà Sản Xuất Hàng May Mặc của Nam Triều Tiên tại Việt Nam cho hay trong vài tháng tới, một số thành viên của Hiệp Hội sẽ phải đóng cửa vì không có đủ hạn ngạch xuất khẩu. Người ta cho rằng nếu không có hạn ngạch đề ra trong thỏa hiệp, số lượng hàng may mặc của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm nay sẽ vượt quá mức 1 tỷ 700 triệu đôla.

Trong năm 2002, số lượng hàng may mặc của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ đã tăng tới 1800%, từ 49 triệu đôla của năm 2001 lên 952 triệu đôla, và sự kiện này đã khiến ngành sản xuất may mặc tại Hoa Kỳ than phiền về chuyện nhập khẩu hàng may mặc với giá rẻ gây khó khăn cho ngành này. Hàng may mặc là ngành xuất khẩu lớn thứ nhì tại Việt Nam, chỉ sau có dầu thô.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG