Đường dẫn truy cập

Quốc hội lưu vong Tây Tạng họp khẩn về hướng đi cho tương lai


Quốc hội lưu vong của Tây Tạng sẽ mở một phiên họp khẩn vào giữa tháng 11. Các đại biểu sẽ đồng ý về một nghị quyết về tương lai của phong trào Tây Tạng sau khi xảy ra các vụ bạo động chính trị tại quê nhà trong năm nay. Thông tín viên Steve Herman của đài VOA đã đến Dharamsala ở bắc bộ Ấn Độ, nơi sinh cư của Đức Đạt lai Lạt ma và chính phủ lưu vong Tây Tạng. Anh ghi nhận những điều mà người Tây Tạng đang suy tư về cuộc họp bất thường vừa kể của Quốc hội trong bài tường thuật sau đây.

Dưới chân rặng Hy Mã Lạp Sơn với những ngọn núi phủ tuyết ở bắc bộ Ấn Độ, các nhà sư Tây Tạng sống lưu vong đang tụng kinh. Vào những ngày này, nhiều nhà sư cũng còn suy tư về số phận của Tây Tạng.

Quốc hội lưu vong đã chấp thuận lời yêu cầu của Đức Đạt lai Lạt ma đề nghị mở một phiên họp khẩn vào tháng 11 để bàn luận về hướng đi trong tương lai. Lời kêu gọi được đưa ra sau cuộc nổi dậy bắt đầu vào tháng 3 tại Tây Tạng, đã bị nhà cầm quyền Trung Quốc trấn át.

Vấn đề được đặt ra cho 130,000 thành viên của cộng đồng sống lưu vong này là liệu có tiếp tục theo đường lối ‘trung dung’ của nhà lãnh đạo tinh thần để đối phó với Trung Quốc, nghĩa là không chấp nhận hiện trạng của Tây Tạng dưới sự cai trị của Bắc Kinh, mà cũng không mưu tìm độc lập. Nhưng tin tức về việc hàng ngàn nhà sư cũng như người dân thường thiệt mạng hay mất tích trong năm nay sau những vụ xung đột với lực lượng Trung Quốc đã khiến một số người nêu ra nghi vấn về con đường trung dung này.

Ông Samdhong Rinpoche là thủ tướng của chính phủ lưu vong Tây Tạng. Ông nói với đài VOA rằng các biến cố trong năm nay đã tạo ra một biến chuyển lớn.

Ông Rinpoche nói: “Từ tháng 3 năm 2008, đã xảy ra rất nhiều cuộc biểu tình, và sau đó, là thiện cảm của cộng đồng quốc tế. Một sự thay đổi lớn đã diễn ra trong những ngày này. Và chúng tôi sẽ phải duyệt lại tình hình và đường hướng chúng tôi phải đi theo trong tương lai.”

Ý kiến không những sẽ được thu thập từ phía các đại biểu quốc hội đã được người Tây Tạng sống lưu vong bầu ra, mà còn cả từ giới trí thức và các tổ chức phi chính phủ trong cộng đồng sống lưu vong nữa. Đa số người Tây Tạng lưu vong sinh sống tại Ấn Độ.

Thủ tướng lưu vong lâu nay vẫn nổi tiếng là tán đồng phương thức phản kháng một cách ôn hòa, tức là ủng hộ việc người Tây Tạng nên khẳng định quyền lợi của mình theo luật pháp của Trung Quốc để chống đối Bắc Kinh bằng sách lược mà Thánh Gandhi đã dùng để chống lại chế độ thuộc địa Anh. Một số người Tây Tạng trẻ tuổi và cấp tiến hơn cũng đã bầy tỏ sự bất bình về hiện trạng.

Tổ chức Đại hội giới trẻ Tây Tạng chẳng hạn, ủng hộ một nền độc lập hoàn toàn cho Tây Tạng.Chủ tịch của tổ chức này, ông Tsewang Ringzin, nói với đài VOA rằng cuộc họp bất thường vào tháng 11 sẽ dành cho giới trẻ Tây Tạng một cơ hội để những người lớn tuổi lắng nghe tiếng nói của họ.

Ông Ringzin nói: “Mọi người cần phải nhận thức được tầm quan trọng của cuộc họp đặc biệt này. Và chừng nào mọi người nhận ra được, và chừng nào mà bất kỳ ai đến dự cuộc họp để đại diện cho ước nguyện thực sự của nhân dân Tây Tạng, thì tôi cho rằng chúng ta sẽ đạt được kết quả.”

Kết quả có thể là giữ nguyên hiện trạng nếu như các nhà sư ở Thiền viện Namgyal này là một chỉ dấu chính xác của công luận. Ông Gyeshi Lobsang Dakpa, một nhà thuyết pháp tại thiền viện riêng của Đức Đạt lai Lạt ma, lập lại điều mà nhiều nhà sư khác đã nói khi được đài VOA hỏi về cuộc họp sắp tới.

Ông Dakpa nói: Vị thuyết pháp này đã bị Trung Quốc bỏ tù trong cuộc nổi dậy năm 1988, tin rằng nên tiếp tục theo đường lối trung dung bởi vì không có chọn lựa nào thực tế khác vào lúc này.Một chọn lựa không được sự tán đồng công khai của các nhà sư và người dân thường ở Dharamsala là đấu tranh bạo động chống lại Trung Quốc.

Người đứng đầu tổ chức Đại hội Giới trẻ Tây Tạng, bị Trung Quốc xếp loại là một tổ chức khủng bố, ông Ringzin đồng ý rằng kháng chiến có vũ trang là không thể chấp nhận được.

Ông Ringzin nói: “Không còn nghi ngờ gì về điều đó. Hậu thuẫn nhỏ nhoi mà ta có được trên trường quốc tế là nhờ vào sự kiện cuộc tranh đấu của chúng ta là một cuộc tranh đấu bất bạo động. Bất kể nhìn theo cách nào, bạo động không phải là một chọn lựa cho cuộc tranh đấu của chúng ta.”

Các nhà sư được phỏng vấn ở Dharamsala đồng ý rằng họ không thể ủng hộ một điều gì trái với ngôn ngữ bác ái và từ bi mà họ tụng niệm hàng ngày trong những bài kinh kệ của mình.



Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG