Đường dẫn truy cập

VN phản đối kế hoạch chấm dứt chế độ ưu đãi thuế quan của EU


Giới sản xuất giày dép tại Việt Nam cho hay kế hoạch của Liên hiệp Châu Âu, tức EU, không cho mặt hàng giày dép Việt Nam xuất khẩu vào EU được hưởng ưu đãi thuế quan sẽ khiến giới này thiệt hại trên 100 triệu đô la và gây tai hại cho giới công nhân hiện đang phải gánh chịu nhiều khó khăn vì nạn lạm phát cao trong nước.

Tin của AFP cho hay Hiệp Hội Gia Dày Việt Nam đã yêu cầu EU cứu xét lại kế hoạch loan báo tháng trước. Theo Hiệp Hội, giới sản xuất giày dép Việt Nam sẽ gánh chịu một hậu quả nặng nề nếu Việt Nam bị rút tên ra khỏi danh sách các nước được hưởng qui chế ưu đãi thuế quan phổ cập GSP của EU.

Chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập GSP của EU nhằm dành thuế nhập khẩu thấp cho một số nước đang phát triển trong nỗ lực giúp các nước này thăng tiến và chống nạn nghèo đói.

Mặt hàng giày dép của Việt Nam lâu nay vẫn được hưởng chương trình ưu đãi thuế quan vừa kể, nhưng giờ đây các giới chức EU cho rằng Việt Nam không còn đủ điền kiện để được hưởng nữa vì khả năng tương đối mạnh mẽ của ngành sản xuất giày dép Việt Nam, một trong những ngành xuất khẩu hàng đầu của nước trả lương thấp cho công nhân này.

Năm ngoái, Việt Nam thu nhập gần 4 tỷ đô la qua việc xuất khẩu giày dép, phần lớn do nữ công nhân được trả lương từ 60 tới 70 đô la mỗi tháng sản xuất từ những xưởng tọa lạc chung quanh thành phố Hồ Chí Minh.

Hiệp hội Da Giày Việt Nam nói rằng từ đâu năm tới nay, các công ty sản xuất giày dép tại Việt Nam đã phải mua vật liệu sản xuất với giá cao, và giờ đây sẽ phải chi tiêu thêm hơn 100 triệu đô la cho những khoản thuế nhập khẩu mới vào Châu Âu.

Những sự kiện này, theo Hiệp Hội, chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới các công try sản xuất, tới đà phát triển của ngành và tới nền kinh tế của Việt Nam.

Thứ Sáu trước, một viên chức của EU cho hay các đại sứ của EU đã thỏa thuận việc chấm dứt chế độ ưu đãi thuế quan GSP dành cho mặt hàng giày dép của Việt Nam, nhưng quyết định này vẫn còn cần phải được sự chấp thuận của các bộ trưởng trong EU.


Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG