Đường dẫn truy cập

Hối suất và cân bằng mậu dịch sẽ là ưu tiên hàng đầu của IMF


Mối lo ngại về hối suất chênh lệch và mất cân bằng mậu dịch sẽ là những vấn đề ưu tiên hàng đầu khi các giới chức tài chánh nhóm họp tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế ở Washington trong vài ngày tới.

Tuy nền kinh tế thế giới tiếp tục phát triển tốt đẹp, song người ta lo ngại về những rủi ro do tình trạng mất cân bằng mậu dịch gây ra. Trung Quốc, nước có nền kinh tế lớn phát triển nhanh nhất thế giới, đã hầu như tăng gấp đôi số thặng dư mậu dịch của họ trong năm ngoái.

Nhiều người chỉ trích nói rằng Trung Quốc nên cắt giảm số thặng dư này bằng cách để cho đồng Nguyên của họ tăng giá. Người ta tin rằng Trung Quốc đang giữ giá đồng Nguyên thấp để hưởng lợi về mặt xuất khẩu hàng háo.

Ông Rodrigo de Rato, cựu bộ trưởng tài chánh Tây Ban Nha, hiện là giám đốc Quỹ tiền tệ Quốc tế, bác bỏ những lời than phiền rằng Quỹ tiền tệ Quốc tế đã lơ là, không chịu đòi Trung Quốc hỏi tăng giá đồng Nguyên.

Chúng tôi tin rằng Trung Quốc đang mất những cơ hội bởi vì họ không chịu áp dụng một hối suất mềm dẻo hơn, không những chỉ dựa vào đồng đô la Mỹ mà còn phải dựa vào các loại chỉ tệ khác để hối xuất đó phản ánh toàn thể công cuộc mua bán với các nước khác. Chúng tôi tin chắc như vậy, và chúng tôi đã nhiều lần nói như vậy.

Ông Morris Goldstein, một cựu giới chức quỹ tiền tệ Quốc tế và hiện làm việc cho Viện kinh tế Quốc tế Peterson tại Washignton nói rằng vì không phát biểu mạnh bạo hơn cho nên Quỹ tiền tệ Quốc tế đã vi phạm chính hiến chương của mình là duy trì sự ổn định tiền tệ. Ông Goldstein nói rằng rõ ràng là Trung Quốc đang thao túng hối suất của đồng Nguyên.

Hối suất thực sự của đồng Nguyên trong ba năm qua đã sụt xuống, không kể đến việc đồng Nguyên thực sự tăng giá 5 hay 6% so với đồng đô la. Và trái với những lời cam kết mà họ đưa ra hồi tháng 7 năm 2005, Trung Quốc vẫn đang can thiệp vào thị trường với khỏang từ 20 tới 25 tỷ đôla để giữ cho đồng Nguyên xuống giá.

Người ta lo ngại rằng hối suất đồng Nguyên và tình trạng mất cân bằng mậu dịch sẽ dần dà gây ra một phản ứng khiến các thị trường chứng khoán sụt giá và đồng đô la cũng sụt giá, đưa tới một cuộc suy thoái kinh tế.

Tuy nhiên, vào lúc này, trong một bản phúc trình phổ biến hôm thứ ba, Quỹ tiền tệ Quốc tế bác bỏ nguy cơ xảy ra tình trạng bất ổn toàn cầu cầu phát xuất từ sự yếu kém của các thị trường nhà cửa và vay mượn tiền tại Hoa Kỳ.


Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG