Đường dẫn truy cập

Nghệ thuật đan thúng bằng tay của thổ dân Hoa Kỳ


Trước khi con người làm ra những cái túi nhựa, những cái bao vải và những cái bình bằng sắt, thì họ đã có những cái thúng đan bằng tay, và bây giờ thì chúng được trưng bày cho công chúng xem tại Lễ hội dân gian của Viện Smithsonian năm nay. Có khoảng hơn 75 người thổ dân Châu Mỹ đan thúng trên khắp nước Mỹ tề tựu về thủ đô Washington năm nay để biểu diễn nghề thủ công của họ. Như Cô Susan Logue, phóng viên VOA nhận xét, một vài người trong số các nghệ nhân gắn bó sát sao với nghề truyền thống, những người khác thì áp dụng theo lối cách tân.

Tôi không thích cái từ ‘đương đại, tuy rằng tôi biết nó có vị trí của nó. Tôi tự nhận mình là một người đan thúng truyền thống, một người phụ nữ truyền thống về mọi mặt trong nền văn hóa của chúng tôi.

Bà Lois Conner, một phụ nữ của bộ lạc Mono từ miền Trung California, người chuyên tâm vào việc đan thúng từ 10 năm nay. Những cái thúng đan chặt chẽ của tổ tiên bà Conner đã được dùng làm cái nồi để món súp quả sồi. Và hôm nay bà biểu diễn lại cho hàng chục người đứng quây quần xem dưới bóng râm của tàng cây.

Bà nói: Bây giờ thì viên đá đang nổi lên mặt súp vì súp này đang đặc dần.

Viên đá tròn nhẵn được nung trong cái lò đun bằng củi, và được dùng để nấu món súp. Bà Conner dùng hai chiếc đũa dài quậy cho nóng đều. Những chiếc đũa này được làm từ những nhánh cây tươi được chẻ nhỏ và buộc lại ở một đầu. Bà nói: Đôi đũa bếp của tôi được gọi là chikaoans theo tiếng của dân tộc chúng tôi. Tôi dùng hai chiếc đũa bếp để đảo viên đá. Và các bạn sẽ nhận thấy rằng thỉnh thoảng khi các bạn đến tham quan ở Viện Bảo tàng, các bạn sẽ thấy có những cái nồi to có những đốm đen dưới đáy vì người ta để những viên đá lâu nên nó bị cháy.”

Phải mất 8 tháng để làm cái thúng này, bà Conner bảo thế, cho nên phải tinh ý làm sao để những viên đá không làm cháy thúng.Và tuy những cái thúng của bà chịu được sức nóng, nhưng những thúng bà đan thường được bán cho các nhà sưu tầm làm đồ mỹ nghệ. Nhưng bà Conner đã làm chúng theo cách giống như tổ tiên, người Mono của bà, cũng cùng một loại nguyên liệu trong thiên nhiên. Bà cho biết những người mua rất thích rễ cây sedge và màu nắng rám của những cái thúng của chúng tôi; họ thích mầu tím của cây red bud, và mầu xanh của cây dương xỉ. Nói tới dương xỉ thì tôi phải leo đến 8000 bộ (8,000 feet) và nó mọc sâu 4 feet dưới mặït đất, nên nhổ được chúng là cả một vấn đề. Chúng phải sạch. Mọi việc đòi hỏi rất nhiều công phu.

Tuy mất nhiều công phu nhưng, bà Conner nói rằng bà không muốn sửa đổi lối cổ truyền. Những người dệt thủ công khác tại Lễ hội dân gian Smithsonian thì phát triển tay nghề thủ công của họ ngoài mức truyền thống.

Về cơ bản, tôi cố gắng thể hiện tất cả những gì được truyền lại từ những người thân của gia đình đã mất. Tôi mong rằng một phần của tâm hồn họ sẽ được phản ảnh trong tác phẩm nghệ thuật của tôi.”

Ông Joseph Lopez, một người thuộc bộ tộc Tohono O’odham ở Arizona, sáng tạo những hoa văn dệt giống như hình người, dùng nguyên liệu và cách thức giống y hệt tổ tiên của ông đã dùng, và hiện nay mẹ ông cũng vẫn còn áp dụng để làm ra những cái thúng theo kiểu truyền thống. Ông xuất thân từ một gia đình chuyên dệt những chiếc thúng, nhưng tất cả mọi người đều là phụ nữ, ông là nam giới duy nhất, ông Lopez đã phá lệ.

Tôi có gặp hai người đàn ông – cũng làm nghề đan bằng tay – tôi cũng bày cho họ xem những công việc của mình vì tôi cảm thấy thích thú khi thấy những nam giới làm việc này. Lúc đầu tôi làm để kiếm tiền. Tôi muốn có thu nhập, và tôi đã thấy nó rất quý giá và thế là tôi bắt đầu mê nó.

Công việc đan tay đã làm cuộc sống của ông thay đổi từ hai năm nay, ông nói nó làm ông hết lêu lổng và chăm lo cho gia đình. Thật vậy, ông đang hướng dẫn đứa con gái nhỏ của ông cách đan, và sẵn sàng dạy nếu ai thấy thích hay quan tâm.

Tôi muốn dạy họ không chỉ theo lối cổ truyền mà còn phải biết thể hiện cảm xúc của mình trong đó vì bây giờ thì tân tiến rồi, nó không phải để sử dụng như ngày xưa hay để bán buôn; mà đó là cách để gìn giữ di sản nghệ thuật.

Cả ông Joseph Lopez và bà Lois Conner đều giữ cho nghề đan truyền thống tồn tại theo cách riêng của mình. Những nghệ nhân khác tại Lễ hội dân gian Smithsonian cũng làm như thế cho cộng đồng thổ dân của mình ở Hawaii, Alaska và những nơi khác trên nước Mỹ.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG