Đường dẫn truy cập

Tham nhũng là trở ngại chính cho công cuộc đầu tư và phát triển kinh doanh trong các nền kinh tế đang phát triển ở Châu Á


Một cuộc thăm dò các nhà quản trị nước ngoài hôm thứ hai cho thấy tham nhũng là trở ngại chính cho công cuộc đầu tư và phát triển kinh doanh trong các nền kinh tế đang phát triển ở Châu Á, và Indonesia đứng đầu danh sách các nước tham nhũng nhiều nhất.

Ngược lại, Hong Kong và Singapore, hai trong các nền kinh tế Á châu phát triển nhất, được xếp loại là những nơi mà tệ nạn tham nhũng được kiềm chế, theo nhận định của tổ chức Tham vấn về Rủi ro Chính trị và Kinh tế, còn gọi tắt theo tên tiếng Anh là PERC

Nhật Bản xếp hạng thứ ba, sau đó là Nam Triều Tiên, Malaysia, Đài Loan, Thái Lan, Trung quốc, Ấn Độ, Philippines và Việt Nam.

Việc xếp hạng Singapore và Hong Kong phản ánh sự tin tưởng vào hệ thống tư pháp, khiến hai cựu thuộc địa của Anh này nhận được nhiều đầu tư nước ngoài nhất, mặc dù nhân công ở các nơi khác rẻ hơn.

PERC cho rằng lao động thường rẻ hơn rất nhiều ở các nước láng giềng, và ngoại trừ các hải cảng tốt, các cơ sở vật chất hạ tầng có tầm cỡ quốc tế và lực lượng lao động có trình độ cao thì cả Hong Kong lẫn Singapore đều không có nhiều tài nguyên thiên nhiên để thu hút các nhà đầu tư.

Tuy nhiên, các công ty nước ngoài cảm thấy thoải mái và thẳng thắn hơn trong nhiều công cuộc làm ăn với 2 nền kinh tế ở các hòn đảo này, và đó là một trong các lý do chính khiến Hong Kong và Singapore đạt được vị thế trung tâm kinh doanh khu vực.

Cuộc thăm dò của PERC cho thấy tại Indonesia, tham nhũng được coi là một trở ngại lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài, nhưng họ lại được khích lệ nhờ cuộc vận động diệt trừ tham nhũng của tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono.

Cũng tương tự như thế, tại Trung quốc, các nhà đầu tư thích các nỗ lực của chính phủ Bắc Kinh trong việc trừng trị các quan chức tham nhũng, và sự kiện Trung quốc là một thành viên của WTO cũng góp phần trong chiến dịch chống tham nhũng.

Ở Malaysia, tham nhũng cũng được coi là một vấn đề nhưng không nghiêm trọng như các nền kinh tế lân cận, như Philippin, là nơi mà vấn đề không được cải thiện và không thấy chính phủ có biện pháp nào để ngăn chặn.

Trong khi đó, các nhà kinh doanh thừa nhận rằng nhà cầm quyền Thái Lan đã thay đổi các luật lệ và quy định, nhưng họ cho rằng chỉ có lợi cho các cơ sở kinh doanh lớn có liên hệ với các chính trị gia có nhiều thế lực.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG