Đường dẫn truy cập

Tân nhạc Việt Nam sau 30 năm: Ai còn ai mất ? - Phần II


Sau một thời gian dài chịu đựng những biến chứng của bệnh suy tim mà ông chấp nhận một cách lạc quan, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đã qua đời vào khoảng hơn 8 giờ sáng ngày 29 tháng 09 năm 2001 tại nhà riêng ở thành phố Glendale, nam California.

Ông là tác giả của trên 600 ca khúc thuộc đủ mọi thể loại, đại đa số đã trở thành quen thuộc trong mọi từng lớp người yêu nhạc. Đó là những ca khúc như Chuyện Tình Người Trinh Nữ Tên Thi, Cô Lái Đò Bến hạ, Tà Áo Cưới, Đám Cưới Trên Đường Quê, Đường Xưa Lối Cũ, Gạo Trắng Trăng Thanh, Tôi Viết Tên Anh, vv...

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ sinh ngày 01 tháng 07 năm 1928 (Mậu Thìn ) tại làng Bích Khê, phủ Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Ông bắt đầu hoạt động văn học nghệ thuật từ năm 45, tại Huế rồi Hà Tĩnh. Ông lập gia đình vào tháng 9 năm 57 với nữ ca nhạc sĩ Thúy Nga và có được 4 người con mà người con trưởng là nhạc sĩ dương cầm nổi tiếng Hoàng Thi Thi. Ngoài ra ông còn nhận người cháu ruột là nhạc sĩ vĩ cầm Hoàng thi Thao làm nghĩa tử, luôn theo sát ông trong suốt thời gian hoạt động văn nghệ. Ngoài lãnh vực sáng tác âm nhạc, Hoàng thi Thơ còn là một nhà tổ chức tài ba, từng nhiều lần hướng dẫn Đoàn Văn Nghệ Việt Nam đi trình diễn tại một số quốc gia Á Châu cũng như là giám đốc tổ chức những chương trình Hoàng Thi Thơ tại vũ trường Maxim’s từ năm 1967. Thêm vào đó, ông còn là một đạo diễn kịch nghệ từng làm say mê khán giả với những vở nhạc kịch như Cô Gái Điên, Ả Đào Say, vv...Ông cũng là một nhà nghiên cứu và sáng tạo bộ môn vũ dân tộc như muá trống, múa nón, múa xoè, múa Koho, vv...cùng với các vũ sư Trịnh Toàn và Lưu Hồng.

· HOÀNG TRỌNG

Người nhạc sĩ lão thành được mệnh danh là ‘Vua Tango” đã vĩnh viễn ra đi vào năm 1998. Nhạc sĩ Hoàng Trọng tên thật là Hoàng Trung Trọng. Ông chào đời tại tỉnh Hải Dương vào năm 1922. 5 năm sau, ông theo bố mẹ về sống ở Nam Định cho đến năm 1933 và bắt đầu học nhạc qua người anh ruột. Đến năm 1937, ông theo học nhạc tại trường sư huynh Saint Thomas ở Nam Định. Năm 1941 ông tiếp tục nghiên cứu về âm nhạc qua sách vở và lóp dạy nhạc hàm thụ của trường Universelle De Paris.

Khi mới lên 15, ông đã qui tụ một số anh em trong già đình và vài người bạn như Đan Thọ, Đặng thế Phong, Bùi Công Kỷ, vv...thành lập một ban nhạc. Sáng tác đầu tay của ông là Đêm Trăng, ra đời từ khi ông mới được 16 tuổi. Từ khiếu tổ chức và tâm hồn say mê âm nhạc đó, sau này ông đã đứng ra điều hành một chương trình ca nhạc truyền thanh và truyền hình rất nổi tiếng là “Tiếng Tơ Đồng” trong nhiều năm. Đó là một trong vài chương trình khác của ông, qui tụ toàn những nhạc sĩ cừ khôi cùng các giọng ca tiêu biểu cho nền tân nhạc Việt Nam. Một phần lớn nhạc phẩm của Hoàng Trọng được sáng tác theo điệu tango để sau này ông được mệnh danh là “Vua Tango” của Việt Nam qua những nhạc phẩm tiêu biểu như : Mộng Ban Đầu, Mộng Lành, Tiễn Bước Sang Ngang, Ngỡ Ngàng, vv...Ngoài ra ông còn là tác giả của nhiều nhạc phẩm nổi tiếâng khác như Gió Mùa Xuân Tới, Dừng Bước Giang Hồ, Nhạc Sầu Tương Tư, Bên Bờ Đại Dương, Mộng Đẹp Ngày Xanh, vv...

Nhạc sĩ Hoàng Trọng di cư vào Nam năm 1954 và đã tiếp tục sáng tác rất mạnh với nhiều ca khúc nổi bật, trong số có Ngàn Thu Aùo Tím.

Đặc biệt Hoàng Trọng là một nhạc sĩ viết nhạc cho rất nhiều cuốn phim Việt Nam, trong số có Xin Nhận Nơi Này Làm Quê Hương, Giã Từ Bóng Tối, Người Tình Không Chân Dung, Sau Giờø Giới Nghiêm, Bão Tình, Triệu Phú Bất Đắc Dĩ, vv...Với phim sau, ông được nhận giải thưởng Văn Học Nghệ Thuật 72 – 73.

Sau năm 75, Hoàng Trọng chỉ sáng tác được vài bài nhưng không phổ biến, trong số có nhạc phẩm cuối cùng của ông là Chiều Rơi Đó Em. Năm 1992 ông qua định cư tại Hoa Kỳ và qua đời 6 năm sau.

· LÊ TRỌNG NGUYỄN

Tác giả của nhạc phẩm bất hủ Nắng Chiều cũng không còn nữa. Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyên ra đi vào năm 78 tuổi, vào lúc 4 giờ 15 sáng ngày 09 tháng 01 năm 2004 tại Rosemead, thuộc Los Angeles. Lê Trọng Nguyễn là tên thật của người nhạc sĩ sinh quán tại Điện Bàn, Quảng Nam này.

Tuy ông không sáng tác nhiều, nhưng có một số tác phẩm được nhiều người biết đến, nhất là Nắng Chiều, từng được rất nhiều nam nữ ca sĩ trình bày từ trước năm 75 và sau này tại hải ngoại. Đặc biệt vào năm 1958, Nắng Chiều đã được một nữ ca sĩ người Nhật tên Midori Satsuki trình bày và thường xuyên được phát trên các đài Sài Gòn và Quân Đội. Nhạc phẩm này cũng được phổ biến tại Nhật. Vào khoảng năm 1960, Nắng Chiều lại được một nữ ca sĩ kiêm tài tử Đài loan trình bây bằng tiếng Trung Hoa dưới tựa đề “Bài Tình Ca Việt Nam”. Nhạc phẩm này đã được thính giả Đài Loan và Hồng Kông tán thưởng nhiệt liệt. Ngoài ra còn vài ca khúc khác của Lê trọng Nguyễn cũng được biết tới như Lá Rơi Bên thềm, Sao Đêm, Chều Bên Giáo Đường, Bến Giang Đầu, Cát Biển, vv...

Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn cùng vợ và4 con ( 3 gái, 1 trai) sang định cư tại thành phố Rosemead vào năm 1983.

· THẨM OÁNH

Nhạc sĩ Thẩm Oánh tên thật là Thẩm Ngọc Oánh xuất thân từ một gia đình danh gia vọng tộc, sinh năm 1916 tại Hà Nội. Ông học vỡ lòng với một thầy đồ tại nhà riêng. Nhờ thầy đồ này biết chơi đàn Tầu nên đã gây được một ảnh huởng không nhỏ nơi Thẩm Oánh, lúc đó mới lên 6. Sau khi thầy đồ về quê, Thẩm Oánh đã học âm nhạc qua một số sách viết bằng tiếng Pháp. Và khi học xong bậc trung học tại các trường Clémenceaux, Albert Sarrault và Puginier ở Hà Nội, ông bắt đầu dậy nhạc từ năm 1934, khi mới 18 tuổi. Tuy số sáng tác phẩm của ông tới tới con số trên 1000, nhưng ông chỉ cho phổ biến vài chục bài đắc ý nhất, sáng tác dưới những đề tài chính là:
- Nhạc anh hùng ca
- Nhạc Phật giáo
- Nhạc nhi đồng
- Nhạc tình cảm

Là người tha thiết với đất nước dân tộc, Thẩm Oánh đã viết nhiều ca khúc để đời như Việt Nam Hùng Tiến ( được dùng làm đài hiệu cho đài phát thanh Hà Nội và Sài Gòn), Nhà Việt Nam, Trưng Nữ Vương, Chu Văn An Hành Khúc, Thiếu Phụ Nam Xương, vv… Và mỗi dịp Xuân Về, không ai quên được ca khúc Xuân đặc sắc của ông là Xuân Về.

Ngoài những hoạt động say mê trong lãnh vực âm nhạc, ông còn là người có nhiều hoạt động trong ngành truyền thanh, Chính ông ở trong số những người đứng ra sáng lập đài phát tha nh Hà Nội, tiếp thu từ tay người Pháp.

Một chi tiết khá lý thú ít người biết là chính nữ diễn viên kịch và điện ảnh nổi tiếng Thẩm Thuý Hằng ( tên thật là Nguyễn Thị Minh Phụng) đã mưiợn họ Thẩm của ông dùng làm nghệ danh cho mình. Thời đó nhạc sĩ Thẩm Oánh là hiệu trưởng Trường Ca Vũ Nhạc Phổ Thông mà Thẩm Thúy Hằng theo học bộ môn kịch do ông Hoàng Trọng Miên làm giáo khảo tuyển sinh và giáo sư kịch nghệ.

Thẩm Oánh cùng gia đình sang định cư tại vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn vào năm 1991. Vợ ông, bà Trần Anh Đào cũng là một nhạc sĩ và là em họ của cố nhạc sĩ Dương Thiệu Tước. Hai người quen biết nhau vào năm 1938 qua sự giới thiệu của nhạc sĩ Dương Thiệu Tước, và thàùnh hôn vào năm 1948. Vào tháng 4 năm 1993, Hội Cựu Nữ Sinh Trưng Vương vùng Hoa Thịnh Đốn đã tổ chức một đại nhạc hội với chủ đề “60 Năm Aâm Nhạc Thẩm Oánh”. Đồng thời đã cho phát hành tuyển tập “Nhớ Nhung” để vinh danh một nhạc sĩ đã tận tụy đóng góp cho nền tân nhạc Viết Nam và cũng để tri ân một vị giáo sư đã giảng dạy âm nhạc nhiều năm tại các trường Trưng Vương, Chu Văn An và Nguyễn Trãi. Vao năm 1996, nhạc sĩ Thẩm Oánh ra đi, để lại nhiều tiếc nuối cho mọi người. Ông hưởng thọ 80 tuổi.

· LÊ UYÊN PHƯƠNG

Sau một thời gian điều trị ở bệnh viện UCI (University Of California in Irvine ) Lê Uyên Phương đã về nhà người con gái lớn của anh là Lê Uyên Uyên để sống những ngày bi thảm với một tình trạng sức khỏe sa sút do căn bệnh ung thư phổi tàn phá. Và cuối cùng anh đã lại được đưa lại bệnh viện này để trút hơi thở cuối cùng vào chiều thứ Ba 29 tháng 06 năm 1999.

Theo Lê Uyên Phương cho biết tên thật của anh là Lê Minh Lấp, sinh ngày 02 tháng 02 năm 1941 tại Đà Lạt. Vì sinh ra vào thời kỳ chiến tranh nên giấy tờ hộ tịch bị thất lạc, nên Lê Uyên Phương đã đôi lần phải làm lại giấy khai sinh. Và mỗi lần khai là một lần tên anh bị viết sai bởi viên chức hộ tịch ! Khai sinh lại lần đầu tiên tên Lê Minh Lập bị đổi thành Lê Minh Lộc. Làm khai sinh lần thứ hai thành Lê Văn Lộc. Từ đó anh không đổi nữa, giữ luôn tên Lê Văn Lộc làm tên chính thức trên giấy tờ. Khi viết nhạc anh lấy tên là Lê Uyên Phương, và khi trình diễn cùng Lê Uyên, hai người lấy tên là cặp song ca Lê Uyên và Phương.

Lê Uyên Phương lập gia đình với Lâm Phúc Anh (tức Lê Uyên ) vào năm 68. Năm sau, hai người rời Việt Nam và định cư tại nam California.Sau 15 năm chung sống, hai người đi đến đổ vỡ vào khoảng 84, 85. Họ có với nhau hai con gái là Lê Uyên Uyên và Lê Uyên My.

Lê Uyên Phương là tác giả của nhiều ca khúc tình cảm, bàng bạc mầu sắc triết lý về tình yêu và thân phận con người, đã gây được một ảnh hưởng lớn mạnh trong giới trẻ yêu nhạc từ cuối thập niên 60. Sáng tác đầu tay của Lê Uyên Phương là Buồn Đè Bao Giờ, ra đời tại Pleiku năm 1960. Những năm sau đó là những Vũng Lầy Của Chúng Ta,Dạ Khúc Cho Tình Nhân, Hãy Ngồi Xuống Đây, Lời Gọi Chân Mây, Tình Khúc Cho Em, Trên Da Tình Yêu, Uống Nước Bên Bờ Suối, vv...

· VÔ THƯỜNG

Tiếng đàn guitar nhiều quyến rũ và rất có hồn quen thuộc đối với người yêu nhạc đã lịm tắt cùng người tao ra nó là Vô Thường. Người nghệ sĩ gây được nhiều cảm mến với thính giả, với bạn bè và có một tính tình giản dị và hòa nhã đó đã nhắm mắt lìa đời tại Garden Grove, nam California vào lúc 2 giờ 30 chiều ngày Thứ Bẩy 26 tháng 04 năm 2003 do bệnh ung thư phổi. Theo người con lớn của anh với người vợ đầu tiên cho biết, Vô Thường sút kém về sức khỏe từ lâu do bệnh phổi gây ra. Đến tháng 12 năm 2002, thấy người bố thân yêu của mình lâm vào tình trạng nguy cấp nên cháu Diễm đã tức tốc đưa anh vào nhà thương Fountain Valley điều trị. Tại đây, các bác sĩ cho biết Vô Thường bị ung thư phổi, đã đến thời kỳ trầm trọng. Sau một thời gian thường xuyên phải vào bệnh viện này, cuối cùng anh đã chuyển qua bệnh viện Garden Grove để sau đó được đưa vào trung tâm Pacific Health Care là nơi dành cho những người không còn cơ hội được cứu sống.

Vô Thường tên thật là Võ Văn Thường, sinh năm 1940 tại Phan Rang. Anh là người con áp út trong một gia đình có 7 người con. Vô Thường đặt chân tới Hoa Kỳ vào năm 75, cư ngụ tại tiểu bang Wisconsin. Năm 77, anh dời qua miền nam California để 5 năm sau đứng ra khai thác vũ trường Ritz ở Orange County, trước khi nhường lại cho nhạc sĩ Ngọc Chánh. Từ năm 1986, anh bắt đầu thu băng những ca khúc độc tấu guitar một cách thật tình cờ. Anh cho biết là trong lúc hứng chí đó, anh đã đàn guitar liên tiếp bản này qua bản khác với sự phụ họa của một cây keyboard giữ nhịp tự động để thâu vào một băng cassette thường gắn chung với keyboard. Cuốn băng đầu tiên do Vô Thường độc tấu guitar ra đời vào năm 87 dưới tên Ru Khúc Mộng Thường với số phát hành chỉ vỏn vẹn có 200! Từ đó trở đi, trong suốt nhiều năm gần như tại khắp mọi tiệm ăn, tiệm băng nhạc và những quán cà phê ở California cũng như những nơi có người Việt cư ngụ đều vang lên tiếng guitar của Vô Thường.

Vào năm 91, Vô Thường chung sống với nhạc sĩ Lê Tín Hương, một thời gian là một MC nổi tiếng, tuynhiên hai người đã chia tay nhau vào năm 99, để lại nơi anh một niềm đau xót sâu xa.

· NHỊ HÀ: MẸ TÔI

Tác giả nhạc phẩm "Mẹ Tôi", một trong vài nhạc phẩm ca ngợi lòng mẹ đặc sắc của tân nhạc Việt Nam đã vĩnh viễn xa rời cuộc sống vào ngày 10 thang 10 năm 1988 tại thành phố Houston do ung thư gan. Nhạc sĩ Nhị Hà tên thật là Lê Quang Mại,sinh ngày 24 tháng 08 năm 1935 ở Quảng Bình. Ông là người con thứ 2 trong một gia đình có 5 người con.

Vào năm 1958, Nhị Hà trở ra Huế để lập gia đình tại đây với người bạn gái học chung năm cuối ở trường Khải Định tên Kim Khuê. Hai người có với nhau 7 người con. Năm 1960, ông vào Saigon tiếp tục học. Sau một thời gian sang Mỹ tu nghiệp, ông về Việt Nam làm việc tại Nha Cải Huấn cho đến năm 1975.

Năm 1975, Nhị Hà di tản sang Mỹ và cư ngụ tại tiểu bang Arizona. Sau đó, ông dời về tiểu bangWashington. Sau cùng ông và gia đình về cư ngụ tại thành phố Houston (Texas) vào năm 1979 cho đến khi ông qua đời. Tổng số tác phẩm của Nhị Hà khoảng 20 bài. Nhạc phẩm đầu tiên ông sáng tác lúc mới 13 tuổi là bài Mẹ Tôi, một sự phối hợp đặc biệt giữa khả năng thiên phú về âm nhạc và lòng thương yêu hết lòng người mẹ đã cả đời tận tụy vì con cái. Một vài nhạc phẩm khác đã đưa tên tuổi của ông lên cao là Trở Về Thôn Cũ và Nhớ Một Mùa Hoa, vv...Tác phẩm cuối cùng của ông là Yêu, viết trước khi qua đời, trong thời gian điều trị tại bệnh viện.

· HOÀNG LANG

Trưởng ban “Đàn Dây Hoàng Lang” nổi tếng trong những thập niên 60 và 70 trên đài phát thanh Sài Gòn là nhạc sĩ Hoàng Lang cũng đã nhắm mắt lìa đời vào lúc 2 giờ sáng ngày 27 tháng 11 năm 2004 tại Geneva, Thụy Sĩ, hưởng thọ 74 tuổi.

Nhạc sĩ Hoàng Lang tên thật là Phạm Phúc Hiển, sinh năm 1930 tại làng Tân Mỹ Đông, quận Hóc Môn, Gia Định. Ông sinh trưởng trong một gia đình trung lưu mà ông là con trưởng với 2 người em gái. Nhạc sĩ Hoàng Lang từng là giáo sư âm nhạc tại trường Huỳnh Thị Ngà và Pétrus Ký. Về nhạc khí, nhạc sĩ Hoàng Lang có khả năng sử dụng nhiều loại như đại hồ cầm, trung hồ cầm, Tây Ban Cầm, Mandoline, vv...Với những nhạc khí đó, ông đã cộng tác với hầu hết những ban nhạc nổi tiếng của đài Phát Thanh Sài Gòn như Võ Đúc Thu, Hoàng Trọng, Văn Phụng, Nhật Bằng, Dương Thiệu Tước, Ngọc Bích, vv...

Ông là tác giả của khoảng 150 nhạc phẩm, trong số có Hoa Học Trò, Dạ Khúc Hoài Cảm, Xin Trả Lại Em, Tiếng Hát Đồi Sim, vv...và nổi tiếng nhất với nhác phẩm Hoài Thu. Cũng nên biết, ông còn là thầy dạy nhạc của nhạc sĩ nổi tiếng Lam Phương.

Năm 72, ông sang du học tại Thụy Sĩ với môn âm nhạc và truyền hình giáo dục để thực nghiệm. Sau năm 75, ông kẹt lại Thụy Sĩ và tiếp tục thực thi bộ môn theo học. Năm 80, chính phủ Thụy Sĩ ký nghị định chính thức hoá chức vụ thông dịch viên của ông tại Geneva, phục vụ tại Tổng Cục Liên Bang Tỵ Nạn Thụy Sĩ, Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế, các toà án và các cơ sở chính quyền tại Geneva.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG