Đường dẫn truy cập

Việt Nam cảnh cáo sẽ phạt nặng báo chí đăng tin giật gân


Tin giết người cướp của trên báo mạng ở Việt Nam. Thời gian gần đây một số tờ báo đua nhau đăng tin về các vụ trọng án, trong đó có những bài ‘mô tả chi tiết tội ác’ hoặc ‘khai thác thông tin giật gân xung quanh vụ án’, ‘xâm phạm quyền riêng tư của công dân.’
Tin giết người cướp của trên báo mạng ở Việt Nam. Thời gian gần đây một số tờ báo đua nhau đăng tin về các vụ trọng án, trong đó có những bài ‘mô tả chi tiết tội ác’ hoặc ‘khai thác thông tin giật gân xung quanh vụ án’, ‘xâm phạm quyền riêng tư của công dân.’

Nhà chức trách Việt Nam cảnh cáo sẽ phạt nặng các cơ quan báo chí khai thác thông tin giật gân hoặc ồ ạt đăng tải các vụ án giết người dã man với các chi tiết mô tả hành vi tội ác rùng rợn nhằm câu khách.

Truyền thông nhà nước ngày 19/8 dẫn công văn 2673 của Bộ Thông tin Truyền thông do Thứ trưởng Trương Minh Tuấn ký yêu cầu ‘xử lý nghiêm khắc những cơ quan báo chí vi phạm quy định của pháp luật trong hoạt động báo chí.

Công văn nói rằng thời gian gần đây một số tờ báo đua nhau đăng tin về các vụ trọng án, trong đó có những bài ‘mô tả chi tiết tội ác’ hoặc ‘khai thác thông tin giật gân xung quanh vụ án’, ‘xâm phạm quyền riêng tư của công dân.’

Sau loạt bài về vụ bác sĩ thẩm mỹ viện Cát Tường ở Hà Nội giết và ném xác bệnh nhân xuống sống Hồng gây chú ý công luận, tin tức cập nhật về các vụ thảm án giết người hàng loạt ở Bình Dương, Nghệ An lần lượt xuất hiện trên mặt các tờ báo trong nước, với đầy đủ tình tiết và hình ảnh về hành vi gây án đẫm máu giúp thu hút đông đảo số lượt người xem cho các trang báo.

Bộ Thông tin Truyền thông nói kiểu thông tin này ‘gây hoang mang dư luận và cản trở quá trình điều tra, gây hiệu ứng xấu cho xã hội.’

Bộ yêu cầu các báo đài nghiêm túc chấp hành luật lệ quy định về báo chí, đồng thời khuyến cáo sẽ xử lý các lãnh đạo cơ quan truyền thông nếu lặp lại sai phạm tương tự trong thời gian tới.

Một lần nữa, nỗ lực kiểm soát thông tin của giới hữu trách Việt Nam làm dấy lên tranh cãi về quyền thông tin và các luật lệ mơ hồ của Việt Nam.

Tin giật gân hay tin về những băng hoại trong xã hội nhà nước Việt Nam phải chấp nhận đó là sự thật vì càng ngày xã hội Việt Nam càng băng hoại về đạo đức, giáo dục, cách ứng xử của con người trong xã hội, càng ngày càng hung hăng chém giết lẫn nhau loạn xạ...
Nhà báo tự do Trương Minh Đức.

Trong khi những người ủng hộ nói động thái này giúp sàng lọc thông tin ‘độc hại’, ‘vô bổ’, ‘rẻ tiền’ thì những người phản đối cho rằng báo chí có trách nhiệm phản ánh đúng thực tế đời sống xã hội, phơi bày thông tin và sự thật cho dù là tin tức đó có ‘giật gân’ hay không.

Trong số những người phản đối có cựu phóng viên báo Tiền Phong của nhà nước nay là nhà báo tự do Trương Minh Đức. Ông Đức nói:

"Tin giật gân hay tin về những băng hoại trong xã hội nhà nước Việt Nam phải chấp nhận đó là sự thật vì càng ngày xã hội Việt Nam càng băng hoại về đạo đức, giáo dục, cách ứng xử của con người trong xã hội, càng ngày càng hung hăng chém giết lẫn nhau loạn xạ. Thế thì báo chí có phản ánh điều đó để mà cho thấy những cái xấu mặt trái xã hội để những người có quyền có chức, người có trách nhiệm, và toàn dân đóng góp ý kiến để thay đổi cho tốt đẹp hơn. Đó là điều phải hoan nghênh. Quy chụp cho là đăng tin giật gân, nhưng tin giật gân đó là có thật thì nhà nước phải chấp nhận thôi, nếu mà nói phạt thì rất là vô lý. Đó là vi phạm quyền tự do ngôn luận của người dân và của các cơ quan truyền thông. Chuyện không có mà đăng thì phạt là đương nhiên, nhưng đăng chuyện có thật mà phạt vạ thì không đúng vì đó là phản ánh sự thật. Báo cần phải nói sự thật, không thêm không bớt."

Theo nhà báo này, ngăn cấm khai thác tin ‘giật gân’ là bất hợp lý giữa lúc pháp luật Việt Nam còn quá mơ hồ-bao quát, chưa quy định rõ thế nào là thông tin ‘giật gân.’

"Đưa ra một cái luật mà không có quy tắc nào hết, muốn đúng thì đúng muốn sai thì sai, đó là do phía chính quyền muốn kiếm cớ phạt thôi. Tôi chưa đồng tình với chuyện muốn phạt thì phạt mà không có một quy chuẩn nào. Phạt vô tội vạ thì có muôn điều để phạt. Cứ thích phạt là phạt thì hết sức là vô lý."

Đưa ra một cái luật mà không có quy tắc nào hết, muốn đúng thì đúng muốn sai thì sai, đó là do phía chính quyền muốn kiếm cớ phạt thôi.
Ông Trương MInh Đức nói.

Trong thời buổi công nghệ hiện nay, đặt thông tin hoàn toàn dưới sự kiểm soát theo ý muốn của nhà nước xem ra là ‘nỗ lực khó thành’ vì ngoài báo chí chính thống còn có rất nhiều các phương tiện truyền thông xã hội, báo chí ‘lề trái’, truyền thông ‘lề dân’ vốn được ủng hộ và lan truyền trên các trang mạng xã hội.

Ký giả Trương Minh Đức: "Bây giờ có ngăn cản cũng rất khó vì truyền thông ngày nay trên phương diện rất rộng lớn, không riêng khu vực bị nhà nước độc quyền đâu, giờ có nhiều nguồn thông tin người ta đăng trên Facebook hay trên các trang mạng xã hội khác như Youtube chẳng hạn."

Việt Nam cảnh cáo sẽ phạt nặng báo chí đăng tin giật gân
please wait

No media source currently available

0:00 0:05:13 0:00
Tải xuống

Trước thách thức đó, Bộ Thông tin Truyền thông kêu gọi báo chí nội địa ‘trong công tác tuyên truyền’ phải phát huy trách nhiệm xã hội, đạo đức nghề nghiệp, và tuân thủ luật lệ.

Báo chí nhà nước dẫn công văn của Bộ không nêu rõ mức phạt cụ thể cho các vi phạm sẽ ra sao.

Truyền hình vệ tinh VOA 20/8/2015
please wait

No media source currently available

0:00 0:14:30 0:00

VOA Express

XS
SM
MD
LG