Đường dẫn truy cập

Giới hoạt động thảo luận biện pháp bảo vệ tê giác


Tấm áp phích lớn trên đường phố Hà Nội kêu gọi mọi người đừng sử dụng sừng tê để bảo vệ giống thú này
Tấm áp phích lớn trên đường phố Hà Nội kêu gọi mọi người đừng sử dụng sừng tê để bảo vệ giống thú này

Giới hoạt động và các quan chức chính phủ tề tựu tại Hà Nội hôm thứ sáu tuần trước để thảo luận biện pháp sắp tới trong việc giải quyết việc tiêu thụ sừng tê giác vào lúc tình trạng săn bắt trộm giống thú quý này không có dấu hiệu giảm bớt. Thông tín viên Marianne Brown tường thuật cho đài VOA từ Hà Nội.

Năm 2014 là một năm cấp thiết cho những con tê giác còn lại ở châu Phi. Một con số kỷ lục là 1.215 con đã bị giết trong năm 2009. Năm ngoái cũng chứng kiến con số đầu tư lớn nhất vào các nỗ lực chống săn bắt lậu là 40 triệu đôla, dành cho việc mua các máy bay trực thăng kỹ thuật cao và thiết bị nhìn ban đêm.

Đó cũng là năm đầu tiên trong chiến dịch 3 năm do một tổ chức bảo tồn thú hoang WildAid thực hiện nhắm giảm thiểu nhu cầu về sừng tê giác ở Việt Nam, một nước cùng với Trung Quốc dung dưỡng việc tin tưởng là loại sừng chức chất liệu keratin protein sợi này có thể chữa khỏi nhiều chứng bệnh, từ làm tỉnh rượu cho đến ung thư.

Trong một sự kiện với sự tham dự đông đảo của các nhân vật nổi tiếng và các đại diện chính phủ ở thủ đô Hà Nội, giới hoạt động thảo luận cách để đảo ngược chiều hướng vừa kể. Bà Hoàng Hồng, giám đốc tổ chức phi chính phủ Change ở địa phương, tỏ ý hy vọng việc mời các ca sĩ và diễn viên nổi tiếng tham gia có thể chuyển thông điệp “đừng mua, đừng giết” tới giới tiêu thụ.

Bà nói điều quan trọng là thay đổi tai tiếng Việt Nam là điểm đến cho sừng tê giác.

Các thị trường mục tiêu là các doanh gia kiếm hơn 50.000 đôla một năm, các quan chức chính phủ uống sừng tê để làm tỉnh rượu.

Theo bà Hoàng, mức cầu vượt hẳn mức cung, với 75% cho đến 90% sừng tê trên thị trường bị cho là đồ giả.

Ấy vậy mà trong số 400 người được phỏng vấn trong một cuộc thăm dò do WildAid ủy nhiệm thực hiện vào cuối năm 2014, không ai thú nhận là đã từng mua sừng tê.

Hoặc là họ không chịu thú thực, hoặc là số người được thăm dò không đúng dạng mục tiêu, theo giám đốc điều hành WildAid John Baker:

“Không cần đến số người như thế để mua 1.000 sừng tê trong một nước với 90 triệu dân. Chúng tôi cho rằng có nhiều người mua hơn so với kết quả thăm dò. Có thể không lớn về mặt tỷ lên, nhưng 1% của 90 triệu cũng là rất nhiều.”

70% những người trả lời thăm dò tin rằng sừng tê có những lợi ích về y học và sức khỏe, và 37,5% nghĩ là nó có thể chữa khỏi bệnh ung thư. Khi được cho biết là muốn lấy sừng thì phải giết loài thú này, hoặc là chúng sẽ bị tuyệt chủng trong 10 năm nữa, thì gần như tất cả mọi người đều nói họ sẽ không mua sừng tê.

Tuy nhiên, vấn đề không phải chỉ là ai mua, mà là ai bán sừng tê. Một cân Anh sừng tê bán với giá gần 30.000 đôla. Việc mua bán bất hợp pháp là một công cuộc kinh doanh lớn.

Thái độ của chính phủ Việt Nam rất rõ ràng, theo ông Lê Đức Bình thuộc Hải quan Việt Nam.

Ông Bình nói nhân viên hải quan đã bắt giữ nhiều người buôn bán. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành một chỉ thị vào năm 2014 để bảo vệ dã sinh và 2 chú chó nghiệp vụ đang được huấn luyện để phát hiện các sản phẩm dã sinh ở cảng Hải Phòng vào tháng 9.

Ông Baker thuộc tổ chức WildAid nói ông hy vọng việc này sẽ sớm được mở rộng:

“Chúng tôi hy vọng rằng nếu họ nghiêm túc thì họ sẽ để cho chúng tôi làm việc ấy ở 2 sân bay chính. Ngay bây giờ, họ muốn làm dự án thử nghiệm ở cảng Hải Phòng. Tôi mong nay mai chúng ta cần làm việc ấy ở hai phi cảng chính. Và rồi mục tiêu khác là thông tin về việc ấy, cho thấy những hình ảnh trên báo chí rằng mọi người bị bắt giữ.”

Ông Baker nói cần phải làm nhiều hơn nữa để ngăn chặn việc mua bán lậu:

“Ta sẽ thấy một sự khác biệt nếu có thêm những vụ truy tố, có thêm những vụ bắt giữ và tịch thu sừng tệ lậu, nhưng chúng ta không thấy nhiều báo cáo về việc này. Vì thế tôi cho rằng cần phải có một nỗ lực thực thi mạnh hơn.”

Ông nói nay vấn đề là cách thức chính phủ sẽ thực thi và cải thiện thành tích thi hành luật lệ.

VOA Express

XS
SM
MD
LG