Đường dẫn truy cập

Chuyến thăm của Tổng thống Obama: Bước tiến lớn trong quan hệ Mỹ-Việt


Tổng thống Obama gặp gỡ các thành viên của Sáng kiến Lãnh đạo Trẻ Đông Nam Á (YSEALI) tại Sài Gòn, ngày 25/5/2016.
Tổng thống Obama gặp gỡ các thành viên của Sáng kiến Lãnh đạo Trẻ Đông Nam Á (YSEALI) tại Sài Gòn, ngày 25/5/2016.

Tổng thống Mỹ Barack Obama đã kết thúc chuyến thăm Việt Nam kéo dài 3 ngày vào hôm thứ Tư với cuộc gặp gỡ các thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á tại Sài Gòn. Những sự kiện nổi bật trong chuyến thăm bao gồm việc dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí kéo dài nhiều thập niên, cuộc gặp của Tổng thống với các nhà hoạt động và nhiều lời kêu gọi tôn trọng nhân quyền với việc nhấn mạnh trong bài phát biểu tại Hà Nội là sẽ không đe dọa đến sự ổn định của quốc gia cộng sản.

Một chuyên gia về Việt Nam, giáo sư Jonathan London của Đại học Thành phố Hồng Kông, trong cuộc phỏng vấn với thông tín viên Victor Beattie của đài VOA, nói rằng chuyến thăm cho thấy một bước tiến lớn trong mối quan hệ song phương giữa hai nước cựu thù.

“Mọi người đều biết là mối quan hệ giữa Washington và Hà Nội đang cải thiện, nhưng việc ông Obama đến đó vào thời điểm rất quan trọng này và với một hiệp định được công bố cho toàn thể thế giới biết đã có một ý nghĩa lớn cho mối quan hệ không những của 2 nước mà còn cho cả khu vực.”

Theo ông London, việc Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam trước tiên mang tính biểu tượng, bên cạnh những yếu tố trên thực tế phát sinh từ những hành động hung hãn của Trung Quốc ở Biển Đông nhằm khẳng định những yêu sách chủ quyền của họ.

“Sự nồng ấm hơn trong mối quan hệ Việt Mỹ mở ra một cơ hội cho Việt Nam có khả năng tự vệ và độc lập trước Trung Quốc, điều mà họ không thể làm trước đây. Bên cạnh đó, họ có khả năng cụ thể để phát triển những hệ thống và công nghệ mà họ có thể tiếp cận.”

Người dân Sài Gòn ồ ạt xuống đường đón Tổng thống Obama.
Người dân Sài Gòn ồ ạt xuống đường đón Tổng thống Obama.

Ông Jonathan London cho rằng trước chuyến thăm của Tổng thống Obama, Việt Nam xã hội Việt Nam đang có một sự tiến triển, trở nên một xã hội đa nguyên, năng động hơn, mặc dù tụt hậu về mặt chính trị.

Trả lời về việc liệu những phát biểu của Tổng thống Mỹ về vấn đề nhân quyền có tạo nên một sự thay đổi nào tại Việt Nam hay không, ông cho biết:

“Tổng thống Obama trong bài phát biểu đã nói tới vấn đề nhân quyền và thông điệp này đã được người Việt Nam đón nhận. Cái mà Việt Nam cần để tiến về phía trước và phát triển nền kinh tế năng động và sáng tạo hơn chính là sự minh bạch và sự tôn trọng quyền con người mà không chỉ ông Obama mà có lẽ cả người dân Việt Nam cũng đã kêu gọi. Điều đó không có nghĩa là có sự tiến bộ, nhưng nó làm nức lòng những người muốn nhìn thấy một nước Việt Nam an toàn, độc lập và thịnh vượng và muốn thấy tôn trọng nhân quyền trở thành một nguyên tắc được đảm bảo trong chính hiến pháp của đất nước.”

Ông London nhận định rằng, 41 năm sau khi các lực lượng Mỹ cuối cùng rời khỏi miền Nam Việt Nam, hai nước cựu thù nay chia sẻ các lợi ích chiến lược cốt lõi lâu dài. Nhà phân tích về Việt Nam trích dẫn một khảo sát gần đây của tổ chức nghiên cứu Pew cho thấy đa số người Việt Nam có một cái nhìn tích cực đối với Hoa Kỳ, trái ngược hẳn với thái độ của họ đối với Trung Quốc.

Truyền hình vệ tinh VOA 26/5/2016
please wait

No media source currently available

0:00 0:14:30 0:00

VOA Express

XS
SM
MD
LG