Đường dẫn truy cập

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ sắp thăm Việt Nam


Thông báo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết Thứ trưởng Rose Gottemoeller sẽ có mặt tại Việt Nam từ ngày 1/3 đến ngày 3/3.
Thông báo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết Thứ trưởng Rose Gottemoeller sẽ có mặt tại Việt Nam từ ngày 1/3 đến ngày 3/3.

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách kiểm soát vũ khí sắp sang Việt Nam để giám sát hoạt động rà phá bom mìn sau chiến tranh và thúc đẩy hợp tác an ninh song phương.

Thông báo hôm 25/2 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết Thứ trưởng Rose Gottemoeller sẽ có mặt tại Việt Nam từ ngày 1/3 đến ngày 3/3.

Theo lịch trình, bà Gottemoeller sẽ dành hai ngày đầu của chuyến công du tới thăm Quảng Trị, giám sát các nỗ lực do Mỹ tài trợ nhằm rà soát và tháo dỡ bom mìn còn sót lại sau cuộc chiến Việt Nam.

Tại đây, bà dự kiến sẽ gặp gỡ và làm việc với chính quyền địa phương và các tổ chức phi chính phủ đang tham gia công tác rà phá bom mìn ở Quảng Trị.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố là hơn 300 năm nữa và tốn hàng ngàn tỷ đô mới rà phá hết lượng bom mìn còn sót lại. Vì lượng bom mìn tàn dư ở Quảng Trị còn rất nhiều vẫn hằng ngày đe dọa người dân. Hoa Kỳ cũng đã tận tình giúp đỡ nhiều, nhưng kinh phí còn ít nên tốc độ rà phá bom mìn không được nhanh.
Phạm Quý Thí, nạn nhân của bom mìn sót lại sau chiến tranh.

Chuyến thăm diễn ra nhân dịp đánh dấu 40 năm ngày kết thúc cuộc chiến tranh Việt Nam và 2 thập niên hai nước cựu thù bình thường hóa quan hệ ngoại giao.

Quảng Trị từng là địa bàn chiến tranh ác liệt trong cuộc chiến.

Việt Nam nói trên 83% diện tích toàn tỉnh hiện vẫn còn ô nhiễm bởi các chất nổ còn sót lại, với 391.500 ha đất bị ảnh hưởng, và thương vong do mìn bẫy vẫn đang đe dọa cuộc sống hằng ngày của cư dân địa phương.

Từ năm 1996, Quảng Trị là tỉnh đầu tiên được tiếp nhận các nguồn lực từ quốc tế hỗ trợ rà phá bom mìn để ngăn chặn tai nạn do mìn bẫy gây ra.

Một nạn nhân của bom mìn sót lại sau chiến tranh giờ là một tình nguyện viên tuyên truyền về hiểm họa của mìn bẫy ở tỉnh Quảng Trị, cho biết người dân địa phương hoan nghênh chuyến thăm của Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ với mong muốn bà được tận mắt chứng kiến tình hình hiện tại. Anh Phạm Quý Thí:

Việt Nam nói hơn 83% diện tích ở Quảng Trị hiện vẫn còn ô nhiễm bởi các chất nổ còn sót lại, với 391.500 ha đất bị ảnh hưởng
Việt Nam nói hơn 83% diện tích ở Quảng Trị hiện vẫn còn ô nhiễm bởi các chất nổ còn sót lại, với 391.500 ha đất bị ảnh hưởng

“Chúng tôi chân thành cảm ơn Thứ trưởng Mỹ tới thăm Quảng Trị, nơi giao chiến dữ dội nhất trong cuộc chiến lịch sử của Việt Nam. Đây là dịp cho Thứ trưởng biết được tàn dư của chiến tranh như thế nào và những việc rà phá bom mìn đang làm như dự án Renew của các cựu chiến binh Mỹ chẳng hạn. Đây cũng là dịp để các nạn nhân như chúng tôi trình bày để Thứ trưởng biết mà có thể giúp đỡ thêm cho tỉnh Quảng Trị chúng tôi khắc phục càng nhanh càng tốt.”

Anh Thí bày tỏ lòng cảm kích và đánh giá cao sự hỗ trợ của Hoa Kỳ giúp tháo dỡ bom mìn tại Quảng Trị trong thời gian qua và hy vọng chuyến thăm sắp tới của Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách kiểm soát vũ khí của Mỹ sẽ giúp đẩy lùi hiểm nguy và ổn định cuộc sống cho cư dân bị ảnh hưởng bởi bom mìn ở Quảng Trị:

“Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố là hơn 300 năm nữa và tốn hàng ngàn tỷ đô mới rà phá hết lượng bom mìn còn sót lại. Vì lượng bom mìn tàn dư ở Quảng Trị còn rất nhiều vẫn hằng ngày đe dọa người dân. Hoa Kỳ cũng đã tận tình giúp đỡ nhiều, nhưng kinh phí còn ít nên tốc độ rà phá bom mìn không được nhanh. Nói toại nguyện thì chưa, sự giúp đỡ về phía Hoa Kỳ như vậy là khá quan trọng rồi, nhưng đối với người dân mong muốn thì nhiều nữa. Tôi cũng mong muốn Quảng Trị và các dự án ở đây cùng bắt tay chung sức với bà Thứ trưởng để bà giúp công tác mà tỉnh chúng tôi còn đang mơ ước bấy lâu nay.”

Rời Quảng Trị, ngày 3/3 trước khi từ giã Việt Nam, bà Rose Gottemoeller sẽ bay ra Hà Nội.

Tất cả những nội dung gặp gỡ này cũng có liên quan đến các động thái của Trung Quốc ở Biển Đông. Việt Nam, Mỹ, Philippines đang đối phó [với Trung Quốc]. Họ đang kết hợp với nhau để vạch ra các phương hướng hữu hiệu.
Giáo sư Jonathan London, chuyên gia về Việt Nam.

Các cuộc họp với giới chức tại thủ đô bao gồm thảo luận về bang giao song phương, các lo ngại về an ninh khu vực, hợp tác an ninh, an ninh hàng hải Việt-Mỹ và Hội nghị Đánh giá Hiệp ước Không phổ biến Hạt nhân sắp tới.

Việt Nam là nước thứ hai trong chuyến công du Châu Á của Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ. Trọng tâm thảo luận của bà Gottemoeller tại chặng dừng trước đó ở Philippines cũng xoay quanh vấn đề an ninh khu vực, an ninh hàng hải, và hợp tác an ninh.

Chuyến đi của giới chức ngoại giao phụ trách kiểm soát vũ khí của Mỹ được chú ý giữa các chính sách ‘Xoay trục về Châu Á’ của Washington nhằm cân bằng lực lượng trước các hành động lấn áp của Bắc Kinh tại khu vực.

Việt Nam và Philippines là hai nước đang tranh cãi gay gắt với Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

please wait

No media source currently available

0:00 0:08:02 0:00
Tải xuống

Giáo sư người Mỹ Jonathan London, chuyên gia về các vấn đề Việt Nam và là một nhà kinh tế chính trị học hiện giảng dạy tại đại học Hong Kong, nói những điểm tương đồng trong nghị trình làm việc của bà Gottemoeller tại Manila và Hà Nội lần này cho thấy một thông điệp:

“Tất cả những nội dung gặp gỡ này cũng có liên quan đến các động thái của Trung Quốc ở Biển Đông. Việt Nam, Mỹ, Philippines đang đối phó [với Trung Quốc]. Họ đang kết hợp với nhau để vạch ra các phương hướng hữu hiệu. Dù chưa có một thông điệp rõ ràng từ Việt Nam, Mỹ, hay Philippines, nhưng tôi cho rằng ba bên đang nỗ lực làm những gì cần làm để phản ứng hiệu quả và mạnh với các hành động trái phép của Trung Quốc.”

Trong năm 2015 đầy sự kiện đối với quan hệ Việt-Mỹ, chuyến đi của Thứ trưởng Ngoại giao Gottemoeller tới Việt Nam được xem là có ý nghĩa rất quan trọng, nhưng theo giáo sư London, cơ hội đẩy mạnh hơn nữa mối giao hảo đôi bên còn tùy thuộc vào thiện chí từ Hà Nội:

“Năm nay có rất nhiều cơ hội để hai chính phủ, hai nhà nước Việt-Mỹ kết hợp sâu hơn so với trước, trong đó sẽ có những vấn đề phát triển đáng kể về quốc phòng v..v.. Một việc rất quan trọng là Việt Nam phải nỗ lực hơn nữa để thuyết phục phía Mỹ và tòan thế giới rằng họ thật sư quyết tâm nâng cao tính dân chủ và bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam, bởi vì nếu không sẽ có những hạn chế nhất định ảnh hưởng xấu tới sự phát triển quan hệ Mỹ-Việt.”

Truyền hình vệ tinh VOA Asia 26/2/2015
please wait

No media source currently available

0:00 0:14:30 0:00

VOA Express

XS
SM
MD
LG