Đường dẫn truy cập

NATO lên án các hành động của Nga ở Ukraine


Tổng thứ ký NATO Anders Fogh Rasmussen nói chuyện tại một cuộc họp báo, 29/8/14
Tổng thứ ký NATO Anders Fogh Rasmussen nói chuyện tại một cuộc họp báo, 29/8/14

Các giới chức NATO ở Brussels đã mở một cuộc họp khẩn với các đại diện của Ukraine vào ngày hôm nay, sau khi liên minh công bố các hình ảnh chụp bằng vệ tinh mà NATO nói là cho thấy lực lượng Nga bên trong Ukraine.

Ukraine muốn được giúp để đối phó với vụ xâm nhập của Nga. Thủ tướng nước này từng nói lực lượng Ukraine có thể xử lý các phần tử đòi ly khai thân Nga, chứ không phải là quân đội Nga.

Điều Ukraine có được là những lời lẽ ủng hộ nhiều hơn, và một gợi ý là có thể có thêm biện pháp vào tuần tới tại một cuộc họp thượng đỉnh NATO.

Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen phát biểu sau cuộc họp hôm nay, bác bỏ điều ông gọi là “những lời phủ nhận trống rỗng” từ phía Moscow.

“Nay đã rõ là quân đội và thiết bị của Nga đã băng qua biên giới một cách bất hợp pháp vào miền đông và đông nam Ukraine. Đây không phải là một hành động lẻ loi, mà nằm trong khuôn khổ một hình thức nguy hiểm trong nhiều tháng nhằm gây mất ổn định cho Ukraine trong tư cách là một nước có chủ quyền.”

Ông Rasmussen nói NATO lên án các vụ tấn công của Nga vào lực lượng Ukraine, những vụ tấn công mà ông nói là đã được phát động cả từ bên trong Ukraine lẫn băng qua biên giới ở Nga.

Ông cũng chỉ trích sự hỗ trợ vật chất của Nga dành cho các phần tử đòi ly khai, và việc duy trì điều ông gọi là ‘hàng ngàn binh sĩ sẵn sàng tác chiến ở gần biên giới Ukraine:

“Chúng tôi kêu gọi Nga ngưng các hành động quân sự phi pháp, ngưng việc hỗ trợ cho các phần tử đòi ly khai, và tiến hành các biện pháp tức thời và có thể kiểm chứng được hướng tới việc xuống thang cuộc khủng hoảng nghiêm trọng này.”

Tại Moscow, ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov bác bỏ những lời tuyên bố về hành động quân sự của Nga ở Ukraine.

Ông Lavrov nói những lời tuyên bố đó được đưa ra bất cứ khi nào lực lượng đòi ly khai đạt được những thắng lợi chống lại quân đội Ukraine. Và ông lên án phương Tây là làm giả các hình ảnh chụp bằng vệ tinh mà họ nói là cho thấy quân đội Nga ở Ukraine.

Hồi sớm hôm nay, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã công bố mợt thông cáo kêu gọi các phần tử đòi ly khai cho phép một số binh sĩ Ukraine bị vây hãm rút đi, và để cho Ukraine cho phép một đoàn xe nhân đạo băng qua biên giới vào tiếp tế cho thường dân bị kẹt trong cuộc giao tranh. Ukraine lo ngại rằng viện trợ sẽ lọt vào tay các chiến binh ly khai.

Sau cuộc họp giữa NATO và Ukraine ở Brussels, Tổng thư ký Rasmussen nói các nhà lãnh đạo Ukraine sẽ quyết định tại cuộc họp thượng đỉnh giữa họ tại Anh quốc vào tuần tới bàn về hợp tác tăng cường với Ukraine, kể cả chuyện cung cấp tài chính cho việc nâng cấp đồ tiếp vận quân sự, chỉ huy và kiểm soát, và các hệ thống an ninh mạng, và giúp cho các binh sĩ bị thương.

NATO cũng sẽ mở các cuộc thao diễn quân sự ở miền tây Ukraine vào tháng tới, ở cách xa mặt trận. Nhưng các chuyên gia cho rằng Ukriane không nên trông đợi liên minh can thiệp trực tiếp.

Ông Robin Niblett là giám đốc tổ chức Chatham House ở London, và là chủ tịch một uỷ ban tham vấn cho Tổng thư ký Rasmussen:

“Theo tôi khả năng có bất cứ hình thức can thiệp công khai nào là rất thấp. Không có hậu thuẫn cho việc ấy, theo ông, ở cấp liên minh. Sẽ không có ai tự ý hành động. Đơn giản là không thể có được.”

Ông Niblett nói có phần chắc hơn là các thành viên NATo sẽ cung cấp viện trợ không sát thương cho Ukraine, áp đặt các biện pháp chế tài kinh tế gay gắt hơn với Nga, củng cố sự hiện diện quân sự ổ các nước thành viên phía đông, trong đó có Ba Lan và các quốc gia vùng Baltic, và cung cấp thêm viện trợ cho các nước bạn không phải là thành viên dọc theo biên giới Nga.

Tổng thư ký Rasmussen cũng nêu ra điểm NATO đã đồng ý trên nguyên tắc chấp nhận Ukraine là một thành viên vào năm 2008. Ông nói việc liệu có theo đuổi chuyện gia nhập hay không, có liên quan đến nhiều tiêu chuẩn, là tuỳ thuộc vào quốc hội nước này.

Nhưng các chuyên gia cho rằng các thành viên NATO sẽ miễn cưỡng chấp nhận Ukraine chừng nào nước này còn xung đột với Nga, bởi vì liên minh buộc phải bênh vực bất cứ thành viên nào bị tấn công.

Ngăn chặn Ukraine gia nhập NATO được cho là một trong các mục tiêu chính của Nga. Và một số chuyên gia nói đó có thể là một thành phần chủ chốt của một thoả thuận, nếu như chính phủ Ukraine sẵn sàng cam kết không gia nhập liên minh.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG