Đường dẫn truy cập

Cha mẹ Mỹ nhận con nuôi nước ngoài thường gặp khó khăn


Dân Nga biểu tình phản đối, ném vào thùng rác ảnh của Tổng thống Nga và các thành viên quốc hội đã biểu quyết luật cấm người Mỹ nhận trẻ em Nga làm con nuôi
Dân Nga biểu tình phản đối, ném vào thùng rác ảnh của Tổng thống Nga và các thành viên quốc hội đã biểu quyết luật cấm người Mỹ nhận trẻ em Nga làm con nuôi
Cái chết của một con nuôi người Nga tại Texas trong tháng qua đã gây nên những tranh luận về cách thức nhận con nuôi như vậy được sắp xếp như thế nào và những biện pháp bảo vệ an toàn được áp dụng một khi trẻ em vào nhà mới và cha mẹ nuôi đôi khi cần được trợ giúp trong việc xử sự với trẻ.

Cái chết của em Max Shatto, 3 tuổi tại Gardendale, Texas đã tăng thêm căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Nga chỉ vài tháng sau khi Nga cấm người Mỹ nhận con nuôi.

Bà Jennifer Lanter, phát ngôn viên của Trung tâm Gladney về Con nuôi tại Fort Worth, cơ quan phụ trách việc nhận nuôi em Shatto, nói trẻ em Nga được nhiều người muốn nuôi. Bà nói:

“Đây là một trong những chương trình chúng tôi ưa thích nhất. Các em đều xinh đẹp. Cha mẹ nuôi phấn khởi du hành sang Nga. Đây là một quốc gia với một lịch sử vĩ đại. Chúng tôi trân quí chương trình Nga của chúng tôi và chúng tôi rất buồn về quyết định cấm nhận con nuôi vì chúng tôi thực sự tin đây là lợi ích tốt nhất cho trẻ em.”

Tuy nhiên một số giới chức Nga nói Hoa Kỳ cần phải bảo vệ an toàn cho trẻ em tốt hơn. Trong một vài trường hợp, điều này đúng, theo như bà Michele Goodwin, giáo sư trường Luật thuộc trường đại học Minesota và là tác gỉa của cuốn sách “Thị trường Trẻ sơ sanh: Tiền bạc và Chính sách Mới Thành lập Gia đình.”

Bà nói nhiều cặp vợ chồng Mỹ muốn nhận nuôi trẻ em Nga và Đông Âu, giản dị là vì chủng tộc của các em và không chú trọng đến những khác biệt về văn hoá. Bà nhận địnn:

“Họ có thể nghĩ đây là một em bé da trắng đến một gia đình da trắng và họ không để ý đến sự kiện đây là một em bé từ Nga đến. Điều này có nghĩa là em bé có tên Nga. Cũng có nghĩa là có một rào cản về ngôn ngữ và một rào cản về ngôn ngữ có thể rất khó vượt qua.”

Tại Nga mẹ đẻ của những em bé trai trong nhà Shatto nằm trong số những người kêu gọi những em bé này trở về, nhưng tuần trước bà bị đưa ra khỏi một chuyến xe lửa vì say rượu và làm rối loạn trật tự. Giáo sư Michelle Goowin nói Nga có hơn 100.000 trẻ em trong các viện mồ côi, nhiều em bị tổn hại vì ma túy và rượu trước khi ra đời.

“Trẻ em bị rượu tác động ngay khi còn trong lòng mẹ có thể có những trở ngại rất khó vượt qua. Có thể các em có khuynh hướng bạo động. Có thể các em có những điều kiện về tâm lý khó cho những gia đình chữa trị một mình.”

Bà Goodwin nói cha mẹ nuôi những em như vậy đôi khi rất cần được giúp đỡ.

Bà Jennifer Lanter nói cơ quan Gladney tiếp tục tiếp xúc chặt chẻ bằng điện thoại và đến nhà thăm viếng sau khi cha mẹ mang con nuôi về nhà

Bà Lanter nói: “Trong 6 tháng, 12 tháng, 24 tháng và 36 tháng chúng tôi đến thăm sau khi việc nhận con nuôi đã xong. Điều này có nghĩa là chúng tôi đến, xem xét gia đình, kiểm tra đứa trẻ, đảm bảo là mọi người không có vấn đề gì và thích nghi tốt, và nếu không được như vậy, chúng tôi cung cấp những nguồn lực và giúp giới thiệu bác sĩ và tư vấn.”

Ông Chuck Johnson, Chủ tịch của Hội đồng Quốc gia Con Nuôi, nói là những cơ quan làm rất tốt phần lớn nhờ vào việc Hoa Kỳ tham gia một hiệp ước quốc tế.

Ông nói: “Ngày nay hệ thống tốt đẹp hơn nhiều kể từ năm 2008 khi Hoa Kỳ phê chuẩn Công ước Hague về Con nuôi Liên quốc gia và hiệp ước đa phương đặt ra toàn thể các tiêu chuẩn mới cho việc nhận con nuôi liên quốc gia. Công ước cũng đặt tiêu chuẩn mới cho những cơ quan làm công việc nhận con nuôi liên quốc gia. Toàn thể hệ thống được cải cách.”

Nga không ký Công ước Hague, nhưng đã ký một hiệp ước với Hoa Kỳ vào năm ngoái. Hiệp ước này chỉ có hiệu lực trong 7 tuần lễ trước khi việc nhận con nuôi Nga bị cấm.

Ông Johnson nói ông hiểu được tại sao người Nga bất bình về những bạo hành có thể xảy ra hay việc bỏ bê con nuôi nước họ, nhưng ông nói hầu hết cha mẹ Mỹ giúp các em có một gia đình tốt.

“Vào lúc chúng ta chú tâm đến những thảm kịch này—và chúng ta nên làm như vậy vì chúng ta cần nỗ lực ngăn ngưà những thảm cảnh như vậy xảy ra trong tương lai—chúng ta không thể không thấy là hầu hết các trẻ em và gia đình làm rất tốt. Ngay cả đối với những trẻ em đến đây và đang gặp những khó khăn nhưng các em cũng được hưởng những dịch vụ tốt hơn tại Hoa Kỳ.”

Ông Johnson và những người khác có liên quan đến nhận con nuôi quốc tế nói họ hy vọng Nga sẽ xét lại việc cấm nhận con nuôi và cho phép nhiều cha mẹ Mỹ nhận những trẻ em đang cần được nhận làm con nuôi.

VOA Express

XS
SM
MD
LG