Đường dẫn truy cập

Ðài Loan kêu gọi chia sẻ tài nguyên ở Biển Hoa Ðông


United Nations High-Commissioner for Refugees (UNHCR) Special Envoy, Angelina Jolie (R), meets ethnic Karenni refugee Baw Meh, age 75, and her family from Myanmar, also known as Burma, at the Ban Mai Nai Soi refugee camp near the border with Thailand. (AFP/UNHCR/Roger Arnold)
United Nations High-Commissioner for Refugees (UNHCR) Special Envoy, Angelina Jolie (R), meets ethnic Karenni refugee Baw Meh, age 75, and her family from Myanmar, also known as Burma, at the Ban Mai Nai Soi refugee camp near the border with Thailand. (AFP/UNHCR/Roger Arnold)
Tổng thống Ðài Loan Mã Anh Cửu kêu gọi các cường quốc láng giềng của Ðài Loan là Nhật Bản và Trung Quốc hãy chấm dứt cuộc tranh chấp về các hòn đảo và chia sẻ tài nguyên trong vùng biển đang có tranh chấp gay gắt giữa hai bên. Ðài Loan cũng đòi chủ quyền những hòn đảo mà Nhật Bản đang nắm quyền kiểm soát và muốn mở các cuộc đàm phán 3 nêm về các tài nguyên thiên nhiên. Từ Ðài Bắc, thông tín viên VOA Ralph Jennings gửi về bài tường thuật sau đây.

Tại một cuộc họp báo hôm nay, Tổng thống Mã Anh Cửu nói rằng Ðài Loan, Trung Quốc và Nhật Bản nên dẹp qua một bên các mối bất đồng mà không cần từ bỏ những lời tuyên bố chủ quyền.

Lập lại lời kêu gọi hòa bình ông đã đưa ra hồi tháng 8 năm ngoái, tổng thống Ðài Loan nói các tài nguyên thiên nhiên nằm ở trung tâm vụ tranh chấp, nhưng chúng có thể được chia sẻ.

Ông Mã Anh Cửu cho rằng không có bên nào sẽ thoái lui về mặt đòi chủ quyền nếu không giải quyết được, nhưng các tài nguyên vẫn có thể được chia sẻ trong một số tình huống.

Ông nói sáng kiến hòa bình của ông chẳng những nhấn mạnh rằng sẽ không có lời tuyên bố chủ quyền nào bị tác động, mà còn giúp cho tất cả các bên dẹp qua những mối bất đồng và thực hiện các cuộc đàm phán có liên quan đến tài nguyên thiên nhiên.

Dãy đảo tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc

Dãy đảo tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc

  • Người Nhật gọi Senkaku, người Trung Quốc gọi Điếu Ngư.

  • Gồm 8 đảo không người ở.

  • Nằm trong khu vực có nhiều dầu khí và thủy sản phong phú.

  • Diện tích đất tổng cộng của 8 đảo là 6 kilomet vuông.
Ðài Loan gọi các hòn đảo nhỏ là Ðiếu Ngư Ðài, Trung Quốc gọi là Ðiếu Ngư và Nhật Bản thì gọi là Senkaku. Bất kỳ ai kiểm soát các đảo nhỏ này cũng kiểm soát một khu vực lãnh hải rộng lớn.

Các đảo nhỏ không có người ở này cách Ðài Bắc khoảng 220 kilomet rất giàu trữ lượng cá và có thể nằm gần các nơi chứa nhiều khí đốt thiên nhiên dưới mặt biển.

Vụ tranh chấp về quyền sở hữu đã trở nên sôi nổi hồi năm ngoái sau khi Tokyo mua những hòn đảo này từ một sở hữu chủ tư nhân. Kể từ khi đó, các tầu thuyền của Nhật Bản và Trung Quốc đã đối đầu nhau trong đại dương. Giới hoạt động Ðài Loan cũng đã thực hiện những chuyến đi tới vùng này để khẳng định lời tuyên bố chủ quyền.

Ông Mã, hiện đang ở nhiệm kỳ thứ hai và nhiệm kỳ cuối trong chức vụ tổng thống, đã bị chỉ trích ở trong nước là không đạt được mấy thành tích về chính sách đối ngoại. Nhưng ông thừa nhận tại cuộc họp báo rằng Trung Quốc hạn chế hoạt động đối ngoại của Ðài Loan và rằng Ðài Loan không có quan hệ chính thức với Nhật Bản, khiến cho Ðài Loan khó mà dàn xếp được các cuộc đàm phán ba chiều.

Ông Raymond Wu, giám đốc điều hành công ty tình báo điện tử chuyên tham vấn rủi ro chính trị có cơ sở ở Ðài Bắc, nói rằng bởi vì Trung Quốc hạn chế hoạt động đối ngoại của Ðài Loan, nên không có ai sẽ coi sáng kiến hòa bình của Ðài Loan là nghiêm túc. Sáng kiến này đã được đề xuất từ hồi tháng 8.

Ông Wu nói: “Ðã có một vài phản hồi, nhưng chưa có gì thực sự làm cho Ðài Loan trở thành một bên có liên hệ trong tiến trình. Nó đưa tới vấn đề lớn hơn có liên quan đến vị thế chính trị của Ðài Loan trên trường quốc tế. Mặc dầu đã có tiến bộ trong bang giao xuyên eo biển từ năm 2008, đây là một lãnh vực mà Bắc Kinh chưa có phản hồi tích cực, do đó trong tương lại có thể dự báo được, ta nhìn thấy rất ít cơ may để Ðài Loan có thể đóng một vai trò rõ ràng và có tính quyết định trong cuộc tranh chấp đang diễn tiến.”

Trung Quốc đã tuyên bố Ðài Loan tự trị là lãnh thổ của họ từ thập niên 1940 và cấm 170 nước đồng minh của họ trên khắp thế giới được tiếp xúc chính thức với Ðài Bắc.

Ðài Loan và Trung Quốc đã chứng kiến sự cải thiện trong ban giao kể từ khi ông Mã lên nhậm chức vào năm 2008, và Ðài Bắc có bang giao chặt chẽ không chính thức với Nhật Bản. Nhưng chưa có bên nào đáp lại đề nghị hòa bình của ông Mã Anh Cửu.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG