Đường dẫn truy cập

Tòa án xử Khmer Đỏ diễn ra với sự vắng mặt của 2 bị cáo


Chân dung các cựu thủ lãnh Khmer Ðỏ tại tòa án (từ bên phải) Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Ieng Sary, cựu Quốc trưởng Khieu Samphan, thủ lãnh số 2 của Khmer Ðỏ Nuon Chea.
Chân dung các cựu thủ lãnh Khmer Ðỏ tại tòa án (từ bên phải) Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Ieng Sary, cựu Quốc trưởng Khieu Samphan, thủ lãnh số 2 của Khmer Ðỏ Nuon Chea.
Hồi tuần trước, Tòa án xét xử Khmer Đỏ ở Campuchia do Liên hiệp quốc hậu thuẫn đã phải hủy bỏ các phiên tòa sau khi 2 trong số 3 bị cáo phải vào bệnh viện. Vụ việc này khơi lại mối quan tâm về vụ xử 3 cựu thủ lãnh Khmer Đỏ trong độ tuổi 80. Thông tín viên Robert Carmichael của đài VOA ở Phnom Penh có bài tường thuật sau đây.

Ông Nuon Chea, 86 tuổi, đã được đưa vào bệnh viện hôm 13 tháng 1 sau khi ngã quỵ tại địa điểm giam giữ của tòa án. Nhân vật được xem là người đứng đầu công tác tư tưởng của chế độ Khmer Đỏ này đang được chữa trị bệnh sưng cuống phổi cấp tính.

Ba ngày sau đó, cựu quốc trưởng Khieu Samphan - 81 tuổi và là người trẻ nhất trong 3 bị cáo, đã được đưa vào cùng một bệnh viện vì mệt lả và khó thở.

Cựu quốc trưởng Khieu Samphan, 81 tuổi, cũng được đưa vào bệnh viện vì mệt lả và khó thở.
Cựu quốc trưởng Khieu Samphan, 81 tuổi, cũng được đưa vào bệnh viện vì mệt lả và khó thở.
Cả hai bị cáo đều tự nguyện từ bỏ quyền có mặt tại tòa. Và trong lúc không có sự hiện diện của hai người này, tòa án đã nghe phần trình bày về những văn kiện nào mà phe công tố và phe biện hộ muốn dùng làm bằng chứng.

Ngày hôm nay, tòa án đã yêu cầu luật sư quốc tế biện hộ cho ông Nuon Chea, ông Victor Koppe, cho biết tình trạng sức khỏe của thân chủ của ông.

Ông Koppe nói: "Tình trạng sức khỏe đang xuống cấp. Cho nên đó là điều đáng lo ngại. Nhưng chúng tôi không có thay đổi nào về vấn đề liên quan tới quyết định tự bỏ quyền hiện diện."

Bị cáo thứ ba, cựu ngoại trưởng Ieng Sary, 87 tuổi, vẫn ở địa điểm giam giữ. Ông này được cho là người có sức khỏe yếu nhất trong số 3 bị cáo.

Nuon Chea, nhân vật số 2 của Khmer Đỏ, đã được đưa vào bệnh viện hôm 13 tháng 1 sau khi ngã quỵ tại địa điểm giam giữ của tòa án.
Nuon Chea, nhân vật số 2 của Khmer Đỏ, đã được đưa vào bệnh viện hôm 13 tháng 1 sau khi ngã quỵ tại địa điểm giam giữ của tòa án.
Lâu nay, tuổi tác của 3 bị cáo này là mối quan tâm chính và những vụ việc về sức khỏe trong tháng này đã khơi dậy mối lo ngại là các bị cáo có thể qua đời trước khi vụ xử kết thúc.

Bà Anne Heindel là cố vấn pháp luật của Trung tâm Văn kiện Campuchia, tổ chức hàng đầu ở Campuchia chuyên nghiên cứu về tội diệt chủng. Bà cho biết ý kiến như sau về việc này.

Bà Heindel nói: "Đây là một điều quan trọng vì cả ba bị cáo đều lớn tuổi và có vấn đề về sức khỏe. Hiện giờ chỉ có 3 bị cáo mà hai người đang nằm bệnh viện."

Ba bị cáo này là những cựu thủ lãnh còn sống của Khmer Đỏ, là phong trào Cộng Sản do Pol Pot cầm đầu và nắm quyền cai trị Campuchia từ năm 1975 đến năm 1979. Trong thời gian đó khoảng 2 triệu người, tương đương với một phần tư dân số, đã thiệt mạng vì bị xử tử, bị đói, bị bệnh hoặc phải làm việc quá độ.

Bà Heindel nói rằng vụ xét xử này là cơ hội duy nhất để buộc giới lãnh đạo Khmer Đỏ nhận lãnh trách nhiệm về những hành vi tàn ác trong quá khứ.

Bà Heindel nói tiếp: "Tuy nhiên, khi số bị cáo ít đi thì những tội phạm được thảo luận trong phiên xử sẽ ít đi, và đương nhiên, nếu không có được một sự phán xét thì cơ hội để kể lại câu chuyện về những tội ác trong một thời kỳ nhất định sẽ giảm đi."

Vụ xử các cựu thủ lãnh Khmer Đỏ đã mất đi một bị cáo. Cuối năm ngoái, cựu bộ trưởng xã hội Ieng Thirith, 80 tuổi, đã được tòa án xét thấy không đủ năng lực tâm thần để hầu tòa. Người ta tin rằng bà bị bệnh Alzheimer.

Tất cả các bị cáo đều phủ nhận những cáo trạng về tội diệt chủng, tội ác chiến tranh và tội ác chống nhân loại. Vì sự phức tạp của vụ án cộng với vấn đề tuổi tác và sức khỏe của các bị cáo, tòa án đã chia vụ xét xử thành một loạt những vụ xử nhỏ hơn và diễn ra nối tiếp nhau. Trên lý thuyết, điều này có nghĩa là tòa án có thể đưa ra sự phán xét của mình trong lúc vụ án tiếp diễn, và nhờ vậy, mối rủi ro bị cáo qua đời trước khi phán quyết đưa ra, như trường hợp của cựu Tổng thống Slobodan Milosevic của Serbia, sẽ giảm đi. Tòa án không thể kết tội bị cáo nào qua đời trước khi có phán xét.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG