Đường dẫn truy cập

Việt Nam dịu giọng với TQ về tranh chấp Biển Đông


Chủ tịch Tập Cận Bình (bên trái), Tổng Bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Sinh Phúc.
Chủ tịch Tập Cận Bình (bên trái), Tổng Bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Sinh Phúc.

Việt Nam ra dấu hiệu muốn xoa dịu hướng tiếp cận với Trung Quốc về vụ tranh chấp chủ quyền lãnh hải. Động thái này làm các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh đang lo lắng bỗng trở nên phấn khởi vì sự dịu giọng của Hà Nội, với dấu hiệu cho thấy Hà Nội đang dần dần tách xa khỏi Washington.

Theo tường trình của Thông tín viên Ralph Jennings của Đài VOA, truyền thông nhà nước Việt Nam và Trung Quốc cho biết Hà Nội và Bắc Kinh đã ra một thông cáo chung hôm thứ Bảy 14/1, đề nghị đàm phán để giải quyết các mâu thuẫn về Biển Đông. Hai bên sẽ tìm kiếm các giải pháp ngắn hạn để tránh phương hại tới vị thế chính trị của mỗi nước.

Việc Việt Nam hợp tác với Trung Quốc có thể loại bỏ một đối thủ gai góc nhất trong chính sách bành trướng của Bắc Kinh trên vùng biển này. Các quốc gia khác cũng tranh chấp chủ quyền thường giữ im lặng trước các hành động phô diễn sức mạnh quân sự của Bắc Kinh hoặc khi Trung Quốc lắp đất xây đảo nhân tạo trong các vùng biển tranh chấp.

Ông Frederick Burke, sáng lập viên của công ty luật đa quốc gia Baker & McKenzie tại thành phố Hồ Chí Minh nói rằng mối quan hệ Việt-Trung thân thiện hơn cũng sẽ giúp bảo vệ các tuyến hàng hải đưa hàng xuất khẩu từ châu Á đến các thị trường ở phương Tây và giúp cho ngành đánh bắt cá, kế sinh nhai của hàng triệu ngư dân, được an toàn hơn.

Ông Frederick Burke nói:

"Có quan ngại về nguy cơ bất ổn, đây có thể là một điểm nóng gây xung đột giữa lúc Trung Quốc tiếp tục củng cố sức mạnh quân sự. Tôi nghĩ rằng những lo ngại sẽ không biến mất qua đêm, nhưng đây là một thông điệp tích cực và mạnh mẽ, rằng các bên sẽ phải hợp tác để cùng giải quyết vấn đề.”

Việt Nam thường được mô tả như một trong các đối thủ chống chính sách bành trướng của Trung Quốc quyết liệt nhất. Việt Nam đã lên tiếng chỉ trích Bắc Kinh chiếm quyền kiểm soát quần đảo Hoàng Sa, từ khi chiếm lấy quần đảo này trong một trận chiến với hải quân Việt Nam Cộng Hoà năm 1974, và một trận hải chiến khác năm 1988. 70 binh sĩ hải quân Việt Nam đã hy sinh trong trận này.

VOA Express

XS
SM
MD
LG