Đường dẫn truy cập

Xã hội dân sự cảm thấy bị ASEAN lãng quên


Ông Jerald Joseph (trái) phát biểu tại cuộc họp báo về diễn đàn các dân tộc ASEAN sắp tới.
Ông Jerald Joseph (trái) phát biểu tại cuộc họp báo về diễn đàn các dân tộc ASEAN sắp tới.

Đồng chủ tịch diễn đàn xã hội dân sự của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á lên tiếng thẳng thắn khẩn cầu các nhà lãnh đạo tổ chức khu vực này, và nói rằng, “Xin hãy coi trọng chúng tôi vì chúng tôi nghiêm túc về việc ủng hộ và bảo vệ dân chúng của ASEAN.”

Ông Jerald Joseph và các đại biểu hàng đầu khác của hội nghị xã hội dân sự ASEAN đã trút nỗi bất bình hôm thứ Năm tại một cuộc họp báo với sự tham dự của chỉ một số ít trong hàng trăm phóng viên được cấp giấy phép tường thuật Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 27 tại Kuala Lumpur.

Ông Joseph nói với các phóng viên mà ông hy vọng sẽ chuyển lại thông điệp cho các nhà lãnh đạo ASEAN đã từ khước lời mời họp của họ: “Chúng tôi là nhân dân của quý vị. Chúng tôi không phải là những món hàng nhập khẩu. Chúng tôi sống ở đây. Chúng tôi thở hàng ngày các vấn đề. Chúng tôi tranh đấu tìm cách bảo vệ quyền lợi của chúng tôi.”

Là một nhà hoạt động nhân quyền người Malaysia, ông Joseph nói, “Thực là hơi buồn khi không có nhà lãnh đạo nào đồng ý dành ra thậm chí chỉ 15 phút để nghe các mối quan tâm của các xã hội dân sự.”

Philippin đã đồng ý để một trong các vị đại sứ họp hôm thứ Năm với một số đại diện xã hội dân sự ASEAN. Ba quốc gia trong EU đã nói chuyện với họ trong một cuộc đối thoại 90 phút vào ngày hôm trước.

Ông Joseph giải thích: “Có rất nhiều không gian và sự tôn trọng khác nữa dành cho xã hội dân sự ở châu Âu.”

Nếu các đại diện xã hội dân sự không hoàn toàn bị lãng quên, thì tương đối họ cũng không được nhìn thấy. Sự kiện của họ diễn ra cách xa 3km với địa điểm hội nghị chính là Trung tâm Hội nghị Kuala Lumpur.

Thông cáo kết quả của các tổ chức xã hội dân sự gồm 9 điểm là một điều bất thường tại các cuộc họp thượng đỉnh ASEAN, dường như cố ý tránh đưa ra bất kỳ lời nói khiêu khích nào.

Thông cáo nói, “Trong bối cảnh đáp ứng lạnh nhạt và đáng buồn của ASEAN trước những sự can thiệp và đề nghị của xã hội dân sự ASEAN trong 10 năm giao tiếp vừa qua, chúng tôi buộc phải nêu nghi vấn về ý nghĩa của lập luận thiên về con người và chú trọng vào con người của ASEAN.”

Ông Joseph nói, “Chúng ta đã lập lại điều này từ 10 năm nay. Nó giống như một kỷ lục đã bị phá. Chúng tôi muốn điều gì đó cho guồng máy ghi kỷ lục này bắt đầu hoạt động."

Phó giám đốc châu Á của tổ chức Human Rights Watch, ông Phil Robertson nói, “Nó giống như đóng thạch lên tường. Hay giống như đập đầu vào tường vậy. Đó là một cuộc đối thoại mà một bên nói còn bên kia giả vờ nghe.”

Trên nguyên tắc, ASEAN, tổ chức kinh tế chính trị chủ yếu trong khu vực, không can thiệp vào nội bộ các quốc gia thành viên. Nguyên tắc này đã dẫn đến việc tổ chức bị chỉ trích là một cửa hàng để nói chuyện xuông, tránh né công tác ngoại giao khu vực và giải quyết xung đột.

18 văn kiện, từ các thông cáo về biến đổi khí hậu cho đến sự hợp tác hàng hải trong khu vực, sẽ được phê chuẩn bởi các nhà lãnh đạo ASEAN, theo người chủ tọa hội nghị là ngoại trưởng Malaysia Anifah Aman. Ngoài ra, các nhà lãnh đạo cũng sẽ ký một công ước chống buôn người vào ngày thứ Bảy.

Hội nghị thượng đỉnh cũng sẽ khai trương Cộng đồng Kinh tế ASEAN, còn gọi tắt là AEC, tương đương với nền kinh tế lớn hàng thứ bảy trên thế giới và có mục đích thành lập một thị trường duy nhất mang tính cạnh tranh cao và là cơ sở sản xuất với khối dân trên 600 triệu người.

Các đoàn thể xã hội dân sự có những dè dặt về AEC, với lý luận rằng kế hoạch hòa nhập kinh tế khu vực “không bắt các công ty lớn phải chịu trách nhiệm về những vụ vi phạm nhân quyền và các tiêu chuẩn xã hội và môi trường.”

Các nhà hoạt động và những người khác không trông đợi gì nhiều rằng những mối quan tâm đó sẽ được phản ánh trong các thông cáo chung quyết của ASEAN.

Ông Grover Joseph Rees, cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Timor-Leste, nói: “Đa số các chính phủ trên thế giới đặc biệt không muốn để cho các tổ chức phi chính phủ bảo phải làm gì. Nhiều chính phủ trong vùng này có lý thuyết rằng nếu không có liên hệ với chính phủ, thì về một mặt nào đó, anh mang tính không hợp pháp.”

Từng tham gia nhiều hội nghị xã hội dân sự ASEAN, ông Reese nêu ra rằng các chính phủ vẫn theo chủ nghĩa Mác như Việt Nam và Lào, có các tổ chức phi chính phủ giả hiệu của riêng họ, mà trên thực tế ở ngay trong phòng họp này. Và họ làm cho các NGO độc lập trở thành bất hợp pháp.”

Ông Rees nói đó cũng là tình hình ở Myanmar, cho đến hồi gần đây, và Campuchia cũng “có rất nhiều NGO giả hiệu, xuất đầu lộ diện tại các cuộc họp này.”

Tuy nhiên, một số quan sát viên, cũng coi xã hội dân sự ASEAN như chịu trách nhiệm một phần về tính thiếu hiệu năng của chính nó trong thập niên vừa qua bởi vì những thông cáo kết quả tập trung nhiều hơn vào việc đả kích các đại công ty đa quốc hơn là chỉ trích các chính phủ.

Theo ông Rees, các NGO tả khuynh “không đặc biệt quan tâm đến việc bảo vệ các nạn nhân của các chính phủ cánh tả.”

Các diễn đàn xã hội dân sự cũng đã gieo rắc vào văn kiện của họ những yêu cầu bị coi là thô bạo đối với giới quan chức ASEAN và các nhà ngoại giao.

Gần đây, các quan sát viên nhận thấy rằng các văn kiện tóm lược của các tổ chức xã hội dân sự đã thay đổi một chút.

Ông Rees nói, “Họ đã tập trung nhiều hơn vào nhân quyền, bớt tập trung vào những vấn đề thời thượng. Nhưng điều đó không khiến cho các chính phủ ASEAN muốn lắng nghe hơn."

Hội nghị xã hội dân sự và diễn đàn nhân dân sẽ tìm cách không nêu ra quan ngại tại cuộc họp thượng đỉnh năm tới ở Lào. Sau khi chính phủ Lào cấm nêu ra những vấn đề như nhân quyền, các tổ chức phi chính phủ đã quyết định dời các cuộc họp năm 2016 quan Timor-Leste.

Thông cáo chung cuộc của nhóm này nói, “Tại Lào, có một sự thiếu vắng bảo đảm về một không gian an toàn cho các cuộc thảo luận cởi mở và xây dựng.”

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG