Đường dẫn truy cập

Việt Nam yêu cầu Đài Loan chấm dứt ‘hoạt động sai trái’ ở Trường Sa


Ảnh đảo Ba Bình chụp từ Trạm không gian Quốc tế. Ba Bình là hòn đảo lớn nhất thuộc quần đảo Trường Sa, nằm cách Cao Hùng phía Nam Đài Loan chừng 1600 cây số về hướng Tây Nam.
Ảnh đảo Ba Bình chụp từ Trạm không gian Quốc tế. Ba Bình là hòn đảo lớn nhất thuộc quần đảo Trường Sa, nằm cách Cao Hùng phía Nam Đài Loan chừng 1600 cây số về hướng Tây Nam.
Việt Nam yêu cầu Đài Loan chấm dứt ngay các hoạt động ở bãi cạn Bàn Than thuộc quần đảo Trường Sa mà Việt Nam có tuyên bố chủ quyền.

Trang web Bộ Ngoại giao Việt Nam trích phát biểu của người phát ngôn Lương Thanh Nghị ngày 9/9 khẳng định việc một số quan chức cấp cao của Đài Loan gần đây ra cắm cờ và tuyên bố chủ quyền tại bãi cạn Bàn Than là ‘hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam’ ở Trường Sa.

Việt Nam kiên quyết phản đối hành động của Đài Loan làm căng thẳng và phức tạp thêm cho tranh chấp ở Biển Đông.

Bộ Ngoại giao Việt Nam đề nghị Đài Loan dừng ngay và không tiến hành thêm các hoạt động sai trái làm leo thang căng thẳng Biển Đông.

Lời yêu cầu được đưa ra sau khi một số quan chức cấp cao của Đài Loan hôm 31/8 ra thăm đảo Ba Bình (tức đảo Thái Bình theo cách gọi Đài Loan) và cắm quốc kỳ trên bãi cạn Bàn Than để tái khẳng định chủ quyền tại đây.

Phát biểu nhân chuyến đi này, người dẫn đầu phái đoàn là ông Hu Wei-Chen, Tổng thư ký Hội đồng An ninh quốc gia Đài Loan, đề cao sự thành công của Đài Loan trong việc quản lý hành chính đảo Ba Bình trong suốt 60 năm qua.

Trước đó, một phái đoàn thuộc đại học Quốc gia Đài Loan cũng ra thăm đảo Ba Bình và trở về đất liền hôm 29/8. Chuyến thăm Ba Bình của các quan chức cấp cao Đài Loan được thực hiện ngay trước khi Đài Loan tiến hành tập trận bằng đạn thật trên đảo này từ ngày 1-5/9 năm nay.

Ba Bình là đảo lớn nhất thuộc quần đảo Trường Sa. Việt Nam nói đảo này thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng bị Đài Loan chiếm đóng trái phép.

Đài Loan tuyên bố hòn đảo này do Đài Loan nhận chủ quyền đầu tiên vào năm 1947 mà đã duy trì sự hiện diện thường trực tại đây kể từ năm 1956 tới nay.

VOA Express

XS
SM
MD
LG