Đường dẫn truy cập

Quốc tế hành động nhằm giảm thiểu lượng khí thải carbon


Trưởng ban đặc trách về khí hậu của Liên Hiệp Quốc bầy tỏ sự lạc quan về hành động của nhiều nước nhằm thảo luận một hiệp ước toàn cầu về thải khí carbon, chưa đầy hai tháng sau khi hội nghị Copenhagen không đạt được một thỏa thuận như thế. Từ New Delhi, thông tín viên VOA Steve Herman ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.

Trưởng ban đặc trách về khí hậu của Liên Hiệp Quốc bầy tỏ sự lạc quan về hành động của nhiều nước nhằm thảo luận một hiệp ước toàn cầu về thải khí carbon, chưa đầy hai tháng sau khi hội nghị Copenhagen không đạt được một thỏa thuận như thế. Từ New Delhi, thông tín viên VOA Steve Herman ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.

Các cuộc họp của Liên hiệp châu Âu, khối G-8, G-20 và các cơ quan quốc tế khác thảo luận về biến đổi khí hậu sẽ không lấn lướt sự chú tâm dành cho nỗ lực của Liên Hiệp Quốc trong việc mưu tìm một thỏa thuận toàn cầu và toàn diện về môi trường.

Đó là điều mà người đứng đầu bộ phận đặc trách vấn đề khí hậu của tổ chức thế giới, ông Yvo de Boer nói với các phóng viên ở New Delhi.

Ông de Boer nói: “Tôi rất vui mừng là các nước đang họp ở nhiều cuộc tụ hội khác nhau, chính thức cũng như không chính thức, để tìm ra một hướng tiến tới. Nhưng chung cuộc, nếu ta muốn một hiệp ước của Liên Hiệp Quốc là một khung sườn cho một sự thúc đẩy về biến đổi khí hậu, thì điều đó phải diễn ra trong một bối cảnh chính thức, vào cuối năm nay ở Mexico.

Hội nghị tại Cancun, dự trù diễn ra vào tháng 12, hy vọng sẽ đạt được điều mà cuộc họp ở Copenhagen đã không toàn thành được – đó là sự đồng thuận quốc tế về phương sách chống việc thải khí carbon.

Hội nghị ở Đan Mạch thu hút một con số kỷ lục 120 nguyên thủ quốc gia và chính phủ. Nhưng các đại biểu cũng chỉ đi được đến chỗ “ghi nhận” việc thừa nhận sự cần thiết phải hạn chế mức tăng nhiệt ở 2 độ bách phân trên mức trung bình ghi nhận được vào thời kỳ tiền-công nghiệp.

Thỏa thuận không chính thức đó đã bị chỉ trích là chỉ do một vài nước phác thảo, cụ thể là Hoa Kỳ, Trung Quốc và các cường quốc đang lên – và không lý tới các nước đang phát triển sẽ bị tác động nhiều nhất của hiện tượng biến đổi khí hậu.

Ông De Boer là bí thư điều hành của Cuộc Hội thảo khung về Biến đổi Khí hậu của Liên Hiệp Quốc. Ông đang có mặt tại Ấn Độ để dự một hội nghị về môi trường khai mạc vào ngày mai, trong đó sẽ có một cuộc họp không chính thức và không được ghi biên bản giữa các nhà thương thuyết về khí hậu ở Copenhagen.

Nhà khoa học Ấn Độ được giải Nobel hòa bình Rajendra Pachauri đứng đầu Viện Nghiên cứu Năng lượng là cơ quan tổ chức cuộc họp ở New Delhi. Ông cũng là chủ tịch của Uỷ ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu, đã bị công kích về mặt khoa học. Nhà khoa học Ấn Ðộ vừa thừa nhận một tuyên bố của Uỷ ban vừa kể nói rằng các sông băng ở Hy Mã Lạp Sơn sẽ tan vào năm 2035 là không đúng.

Liên Hiệp Quốc cho hay khoảng 80 nước đã đáp ứng kỳ hạn ngày 31 tháng 1 để công bố các kế hoạch quốc gia về mục tiêu và hành động nhằm giảm thiểu lượng thải khí carbon.

Nhưng một số nhà thương thuyết về khí hậu tỏ ra bi quan về việc có thể đạt được một hiệp ước toàn cầu nay mai, bởi vì thiếu sự đồng thuận và hiện trạng của nền kinh tế thế giới.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG