Đường dẫn truy cập

Ukraine mở chiến dịch trấn áp lực lượng ly khai thân Nga


Các thành viên Bộ Nội vụ Ukraina đi qua xe bọc thép tại một chốt kiểm soát gần thị trấn Izium, miền đông Ukraine, ngày 15/4/2014. Tổng thống lâm thời Ukraine Oleksander Turchynov cho biết quân đội Ukraine đã chiếm lại phi trường Kramatorsk từ các phần tử chủ chiến ly khai thân Nga.
Các thành viên Bộ Nội vụ Ukraina đi qua xe bọc thép tại một chốt kiểm soát gần thị trấn Izium, miền đông Ukraine, ngày 15/4/2014. Tổng thống lâm thời Ukraine Oleksander Turchynov cho biết quân đội Ukraine đã chiếm lại phi trường Kramatorsk từ các phần tử chủ chiến ly khai thân Nga.
Tổng thống lâm thời Ukraine Oleksander Turchynov cho biết quân đội Ukraine đã chiếm lại phi trường Kramatorsk từ các phần tử chủ chiến ly khai thân Nga. Ðộng thái này là một trong những hành động quân sự đầu tiên của các lực lượng vũ trang Ukraine sau khi ông Turchynov tuyên bố một “hoạt động chống khủng bố” chống lại các phần tử ly khai thân Nga đã chiếm quyền kiểm soát nhiều toà nhà ở phía đông của đất nước.

Sáng sớm thứ Ba, Nga nói Ukraine đang trên bờ vực của nội chiến khi Kyiv loan báo hoạt động chống lại các phần tử ly khai thân Nga. 24 giờ sau khi tối hậu thư của Ukraine cho các phần tử ly khai phải hạ vũ khí, các nhân chứng cho biết vẫn chưa có dấu hiệu là các lực lượng của Kyiv đã sẵn sàng tiến vào các toà nhà chính phủ ở miền đông, nơi các phần tử thân Nga đang chiếm đóng.

Cảnh sát cho biết các phần tử ly khai đã tự nguyện giao lại các trụ sở cảnh sát ở thành phố Kramatorsk.

Trước đó, ông Turchynov nói với các nhà lập pháp rằng “Hoạt động chống khủng bố bắt đầu suốt đêm ở phía bắc của vùng Donetsk. Nhưng nó sẽ diễn ra từng giai đoạn, một cách có trách nhiệm, có cân nhắc. Tôi nhấn mạnh một lần nữa rằng mục đích của những hoạt động này là để bảo vệ công dân Ukraine”.

Ông
Binh sĩ Ukraine nhắm mục tiêu về phía người biểu tình thân Nga trước căn cứ không quân ở Kramatorsk, miền đông Ukraine, 15/4/14
Binh sĩ Ukraine nhắm mục tiêu về phía người biểu tình thân Nga trước căn cứ không quân ở Kramatorsk, miền đông Ukraine, 15/4/14
Turchynov cáo buộc Moscow đã cố ý khích động tình hình ở miền đông. Ông nói:

“Các kế hoạch của Liên bang Nga đã và vẫn tàn bạo”, ông nói. “Họ không chỉ muốn Donbas (vùng Donetsk) khơi chiến. Họ muốn cả miền Nam và miền đông Ukraine khơi chiến, từ vùng Kharkiv đến Odessa”.

Những căng thẳng về cuộc khủng hoảng tràn ra trên các đường phố của Kyiv hôm thứ Ba khi hàng chục nhà hoạt động tấn công nhà lập pháp thân Nga Oleh Tsaryov bên ngoài một phòng thu truyền hình. Ông Tsaryov là ứng viên của cuộc bầu cử tổng thống sẽ được tổ chức vào ngày 15/5 tới.

Lãnh đạo đối lập
Lãnh đạo đối lập Vitaly Klitschko nói, 'Những kẻ xâm nhập và những người được thuê mướn không phải là người Ukraine'
Lãnh đạo đối lập Vitaly Klitschko nói, 'Những kẻ xâm nhập và những người được thuê mướn không phải là người Ukraine'
hối thúc hành động

Lãnh đạo đối lập Vitaly Klitschko, người đã giúp đỡ cho các cuộc biểu tình lật đổ tổng thống thân Nga Viktor Yanukovych, đã hối thúc ông Turchynov gửi các lực lượng vũ trang Ukraine đến khu vực để đẩy lui các phần tử ly khai. Ông nói:

“Những kẻ xâm nhập và những người được thuê mướn không phải là người Ukraine. Ðối thoại của chúng ta với họ phải ngắn gọn”, ông quả quyết. “Ðó là những gì mà người dân ở Donbas, Lugansk, Kharkiv, những người đòi được bảo vệ, đang mong đợi từ chúng ta. Nhân dân, những người đến quốc hội hôm nay và đang đứng ở đó ngay lúc này, yêu cầu lệnh động viên để bảo vệ đất nước”.

Moscow bác bỏ cáo buộc can dự

Moscow bác bỏ các cáo buộc về sự can dự của các tình báo Nga trong những cuộc biểu tình là “những suy đoán dựa trên những thông tín không đáng tin cậy”. Tổng thống Nga Vladimir Putin nói các cuộc biểu tình là sự trút giận của công chúng về sự miễn cưỡng của chính phủ Ukraine trong việc xác nhận những lợi ích của người nói tiếng Nga ở miền Ðông.

Ngoại trưởng Nga Sergei
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cảnh báo nếu Ukraine dùng vũ lực chống lại người biểu tình thân Nga thì Moscow sẽ rút khỏi hội nghị đa phương.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cảnh báo nếu Ukraine dùng vũ lực chống lại người biểu tình thân Nga thì Moscow sẽ rút khỏi hội nghị đa phương.
​Lavrov nói Moscow sẽ rút khỏi một hội nghị thượng định quốc tế khẩn cấp được dự trù vào ngày thứ Năm ở Geneva nếu Kyiv sử dụng vũ lực ở miền đông Ukraine. Ông nói:

“Ukraine đang lan truyền những lời dối trá rằng Nga đứng sau những hành động ở miền đông nam. Ðây hoàn toàn là lời nói dối, cho rằng những cư dân đó hoàn toàn không có khả năng để bảo vệ ý muốn của riêng họ”, ông Lavrov phát biểu trong chuyến thăm Trung Quốc.

Ông Lavrov kêu gọi Kyiv kiềm chế trước cuộc họp giữa Nga, Liên Hiệp Châu Âu, Hoa Kỳ và Ukraine được dự trù vào thứ Năm ở Geneva. “Bạn không thể đem xe tăng đến và cùng lúc tổ chức đàm phán”, ông nói. “Việc sử dụng vũ lực sẽ phá hỏng cơ hội của cuộc đàm phán 4 bên ở Geneva”.

Moscow nói muốn có thay đổi hiến pháp ở Ukraine để cho nhiều quyền hơn cho những khu vực nói tiếng Nga, nơi hầu hết các ngành công nghiệp nặng của đất nước được đặt tại đây, trong lúc những kẻ chủ trương ly khai yêu cầu các cuộc trưng cầu dân ý giống như kiểu Crimea ở trong các khu vực của họ.

Kyiv phản đối bất cứ điều gì có thể dẫn tới sự chia cắt đất nước. Nhưng trong một nỗ lực để cắt giảm những đòi hỏi của những người nổi dậy, ông Turchynov đã đưa ra triển vọng của một cuộc trưng cầu dân ý trên toàn quốc về tương lai của đất nước Ukraine.

Ông Lavrov nói sự sẵn lòng rõ ràng của Kyiv để “giải quyết thông qua đàm phán tất cả các vấn đề lien quan đến các đòi hỏi pháp lý của các cư dân của khu vực phía đông nam Ukraine là một bước đi đúng hướng, mặc dù rất muộn màng”.

Tổng thư ký NATO, Ngoại trưởng Anh cáo buộc Nga

Nga đã can dự sâu vào cuộc khủng hoảng ở miền đông Ukraine nơi những phần tử ly khai ủng hộ Moscow chiếm quyền kiểm soát nhiều toà nhà chính phủ, Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen nói hôm thứ Ba.

Những nhận xét thẳng thắn từ người đứng đầu liên minh quân sự phương Tây đã nhấn mạnh những căng thẳng tăng cao với Moscow, vốn cho là mình không liên quan đến những cuộc biểu tình vũ trang thân Nga ở miền đông Ukraine.

Khi được hỏi liệu ông có thấy bằng chứng sự can dự của Nga trong các sự kiện ở miền đông Ukraine hay không, ông Rasmussen nói với các phóng viên: “Chúng tôi không bao giờ bình luận về tình báo, nhưng tôi nghĩ từ những gì thấy được thì rất rõ là có bàn tay của Nga can dự sâu vào trong việc này”.

Mối quan hệ giữa NATO và Nga đã trở nên băng giá kể từ khi Nga sáp nhập vùng Crimea của Ukraine hồi tháng trước.
Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen kêu gọi Nga “xuống thang khủng hoảng, rút quân từ các biên giới Ukraine về, ngưng làm mất ổn định tình hình ở Ukraine.
Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen kêu gọi Nga “xuống thang khủng hoảng, rút quân từ các biên giới Ukraine về, ngưng làm mất ổn định tình hình ở Ukraine.

NATO cáo buộc Nga đưa các lực lượng lớn đến biên giới Ukraine. Ðồng thời NATO cũng đình chỉ việc hợp tác với Moscow. Ông Ramussen, có mặt Luxembourg để đàm phán với các bộ trưởng quốc phòng của Liên Hiệp Châu Âu, đã kêu gọi Nga “xuống thang khủng hoảng, rút quân từ các biên giới Ukraine về, ngưng làm mất ổn định tình hình ở Ukraine, làm rõ việc không hỗ trợ cho các hành động bạo lực của những phần tử ly khai thân Nga. Nga nên dừng lại việc trở thành một phần của vấn đề và bắt đầu trở thành một phần của giải pháp”.

Ông Rasmussen nói NATO đã không thảo luận bất cứ sự can thiệp quân sự nào ở nước không là thành viên của NATO - Ukraine và đã tập trung vào việc tăng cường khả năng phòng thủ của các đồng minh đông Âu lo lắng về những ý định của Nga. Các đại sứ NATO mong đến ngày thứ Tư để thảo luận các lựa chọn được đưa ra bởi các nhà hoạch định quân sự để củng cố khả năng phòng phủ của các đồng minh phía đông thông qua diễn tập và triển khai tạm thời các máy bay và tàu do các đồng minh khác gửi tới.

Trong các cuộc hội đàm với các bộ trưởng quốc phòng EU, ông Rasmussen cho biết ông sẽ kêu gọi sự hợp tác mạnh mẽ hơn giữa NATO và EU, đề xuất các lực lượng quân sự phản ứng nhanh của cả hai tổ chức vẫn duy trì huấn luyện và diễn tập với nhau thường xuyên hơn.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Anh William Hague trong một bài nói chuyện ở London hôm thứ Ba nói rằng Nga đã cố tình đẩy Ukraine “đến bờ vực” trong những ngày gần đây và gia tăng nguy cơ đối đầu bạo lực ở đó.

Những nhận xét của ông Hague được văn phòng ông công bố trước đó rằng: “Trong những ngày gần đây, Nga đã cố tình đẩy Ukraine đến bờ vực và tạo ra nguy cơ hơn nữa về đối đầu bạo lực”.

Phúc trình nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Tuy nhiên, một phúc trình của Liên Hiệp Quốc hôm thứ Ba nghi ngờ về việc liệu những người nói tiếng Nga có bị đe dọa nghiêm trọng hay không, bao gồm cả những người ở Crimea đã biểu quyết cho việc sáp nhập vào Nga sau khi các lực lượng của Moscow đã chiếm quyền kiểm soát bán đảo Hắc Hải.

“Mặc dù có một số vụ tấn công chống lại cộng đồng sắc tộc Nga, nhưng những vụ này không có hệ thống và cũng không lan rộng”, một phúc trình của văn phòng nhân quyền Liên Hiệp Quốc cho biết.

Bản phúc trình, được công bố sau hai chuyến thăm Ukraine vào tháng trước của Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách về nhân quyền Ivan Simonovic, trích “những bài viết thông tin sai lạc” và “những câu chuyện phóng đại quá mức về sự quấy nhiễu đối với cộng đồng sắc tộc Nga của các phần tử chủ nghĩa dân tộc cực đoan Ukraine”.

Ðiện đàm giữa Obama-Putin
Tổng thống Hoa Kỳ Obama cảnh báo tổng thống Nga Vladimir Putin trong một cuộc điện đàm rằng Moscow sẽ phải trả giá thêm nữa nếu hành động của Moscow ở Ukraine vẫn tồn tại.
Tổng thống Hoa Kỳ Obama cảnh báo tổng thống Nga Vladimir Putin trong một cuộc điện đàm rằng Moscow sẽ phải trả giá thêm nữa nếu hành động của Moscow ở Ukraine vẫn tồn tại.

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama cảnh báo tổng thống Nga Vladimir Putin trong một cuộc điện đàm hôm thứ Hai rằng Moscow sẽ phải trả giá thêm nữa nếu hành động của nước này ở Ukraine vẫn tồn tại. Ông cũng thúc giục nhà lãnh đạo Nga sử dụng ảnh hưởng của mình để thuyết phục những người biểu tình rời khỏi các tòa nhà mà họ đã chiếm giữ.

Thông cáo của Toà Bạch Ốc cho biết Tổng thống Obama nhấn mạnh rằng tất cả các lực lượng bất thường ở Ukraine này cần phải hạ vũ khí, và ông kêu gọi Tổng thống Putin sử dụng ảnh hưởng của mình đối với những nhóm vũ trang thân Nga để thuyết phục họ rời khỏi các toà nhà mà họ đã chiếm đóng.

Ðàm phán khẩn cấp được dự trù

Các nhà ngoại giao hàng đầu từ Nga, Hoa Kỳ, Ukraine và Liên Hiệp Châu Âu tổ chức cuộc đàm phán khẩn cấp về cuộc khủng khoảng vào ngày 17/4 tại Geneva. Các giới chức Toà Bạch Ốc cho biết Phó tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden sẽ đến Kyiv vào ngày 22/4.

Trong khi đó, các giới chức Mỹ đã ký bảo trợ cho một khoản vay 1 tỷ USD cho Ukraine. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jacob Lew cho biết thỏa thuận cho thấy sự cam kết chắc chắn của Hoa Kỳ đối với một nước Ukraine ổn định. Bộ trưởng tài chính Ukraine Oleksandr Shlapak cho biết nước ông đang hoàn tất các cuộc đàm phán với IMF về một chương trình cải cách kinh tế toàn diện.

Chuyến thăm của CIA

Một phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc cho biết Giám đốc Cơ quan tình báo trung ương (CIA) John Brennan đã có mặt ở thủ đô của Ukraine trong suốt cuối tuần, xác nhận các tường thuật của truyền thông Nga, nhưng bác bỏ cáo buộc là CIA khuyến khích Ukraine sử dụng vũ lực đối với những kẻ ly khai.

Ðại sứ Mỹ ở Ukraine Geoffrey Pyatt nói với ban tiếng Nga của đài VOA rằng nỗi lo sợ lớn nhất của ông đối với khu vực là xung đột trở thành bạo lực hơn, điều mà Hoa Kỳ không hề muốn.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG