Đường dẫn truy cập

Trung Quốc bác bỏ nhận định của Mỹ về Senkaku/Điếu Ngư


Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi.

Dãy đảo tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc

Dãy đảo tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc

  • Người Nhật gọi Senkaku, người Trung Quốc gọi Điếu Ngư.

  • Gồm 8 đảo không người ở.

  • Nằm trong khu vực có nhiều dầu khí và thủy sản phong phú.

  • Diện tích đất tổng cộng của 8 đảo là 6 kilomet vuông.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc bác bỏ các phát biểu của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton về một dẫy đảo mà cả Trung Quốc và Nhật Bản đều nhận chủ quyền. Thông tín viên VOA Shannon Van Sant tường thuật từ Bắc Kinh, nơi các nhận định của bà Clinton khơi ra một phản ứng khích bác từ phía các giới chức và các cơ quan truyền thông nhà nước.

Hôm thứ sáu, Ngoại trưởng Clinton đã họp với ngoại trưởng Nhật Bản và nói rằng Hoa Kỳ không có lập trường về ai nắm chủ quyền các hòn đảo đang có tranh chấp ở biển Hoa Ðông. Nhưng bà nói Washington phản đối các hành động gây phương hại cho chính quyền Nhật Bản đã có từ lâu nay tại nhóm đảo này.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói với các phóng viên tại Bắc Kinh rằng các nhận định củ bà Clinton lẫn lộn giữa đúng và sai.

Ông Hồng Lỗi nói Trung Quốc kêu gọi Hoa Kỳ có một thái độ có trách nhiệm đối với việc xử lý nhóm đảo Ðiếu Ngư, thận trọng về những gì hoa Kỳ nói và làm và tiến hành các biện pháp cụ thể để duy trì ổn định khu vực và bang giao Trung-Mỹ để tranh thủ lòng tin của nhân dân Trung Quốc.

Căng thẳng về nhóm đảo mà Nhật Bản gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Ðiếu ngư đài đã tăng cao trong năm ngoái, cùng với các vụ tranh chấp lãnh hải tương tự trong khu vực Biển Ðông. Ðã xảy ra nhiều vụ đụng độ giữa tàu bè của Trung Quốc và Nhật Bản trong hải phận quốc tế quanh các òn đảo hẻo lánh này. Tuần trước các phản lực cơ chiến đấu của Nhật Bản đã cất cánh sau khi một máy bay của nhà nước Trung Quốc bay gần không phận dẫy đảo.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ HIillary Clinton và Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida trong cuộc họp báo chung tại Bộ Ngoại giao Mỹ ở Washington, ngày 18/1/2013.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ HIillary Clinton và Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida trong cuộc họp báo chung tại Bộ Ngoại giao Mỹ ở Washington, ngày 18/1/2013.
Ngoại trưởng Clinton nói Washington muốn duy trì hiện trạng cho đến khi mở một cuộc đối thoại xây dựng hơn.

Các báo được nhà nước hậu thuẫn trong những ngày gần đây ở Trung Quốc đã đăng tải các bài xã luận phê phán, đả kích ý kiến của Hoa Kỳ về vụ tranh chấp với Nhật Bản.

Ông Thời Ân Hoằng, giáo sư về quan hệ quốc tế tại trường Ðại học Nhân dân, nói phản ứng của Trung Quốc đối với các nhận định của bà Clinton không có gì là lạ trong bối cảnh Bắc Kinh tuyên bố về chủ quyền lịch sử của họ đối với các hòn đảo.

Ông Thời nói: “Phản ứng của Bắc Kinh tiêu biểu cho sự bất đồng và bất mãn nghiêm trọng chống lại thái độ của Hoa Kỳ đối với cuộc đối đầu Trung-Nhật mà Trung Quốc coi như có thành kiến chống lại Trung Quốc và thiên vị Nhật Bản.”

Năm ngoái, khi một gia đình Nhật giàu có bán các hòn đảo thuộc quyền sở hữu tư nhân cho chính phủ, vụ mua bán này dã châm ngòi cho các vụ biểu tình lan rộng ở Trung Quốc. Trung Quốc cho biết sẽ thực hiện một cuộc thăm dò địa dư về biển Hoa Ðông, vẽ bản đồ các hòn đảo và bãi đá ngầm thuộc chủ quyền của họ nhưng chưa xác minh khi nào cuộc thăm dò sẽ được thực hiện.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG