Đường dẫn truy cập

Trung Quốc tăng tốc xây thành phố Tam Sa


Thành phố Tam Sa được thiết lập trên một hòn đảo mà Việt Nam và Ðài Loan cùng tuyên bố chủ quyền
Thành phố Tam Sa được thiết lập trên một hòn đảo mà Việt Nam và Ðài Loan cùng tuyên bố chủ quyền
Trung Quốc tiếp tục các hành động đơn phương ở quần đảo Hoàng Sa trong lúc vẫn kêu gọi Việt Nam và các nước ASEAN tự chế, tránh hành động đơn phương có thể làm phức tạp hay quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông.

Chính quyền thành phố Tam Sa ngày 29/9 bắt đầu vạch kế hoạch phát triển 4 dự án cơ sở hạ tầng và một chương trình nhà ở trong lúc gia tốc xây dựng thành phố đảo mà Trung Quốc mới thành lập trong khu vực quần đảo Hoàng Sa có tranh chấp trên Biển Đông.

Tân Hoa xã cho hay các dự án cơ sở hạ tầng bao gồm xây dựng đường sá, hệ thống cấp-thoát nước trên đảo Vĩnh Hưng mà Việt Nam gọi là đảo Phú Lâm, nơi Bắc Kinh đặt trụ sở chính quyền thành phố Tam Sa.

Theo kế hoạch này, Trung Quốc sẽ sửa chữa hoặc xây mới 7 con đường với tổng chiều dài 5 cây số để nâng cấp giao thông cho đảo và xây nhà máy khử muối xử lý 1.000 mét khối nước biển mỗi ngày để đảm bảo nguồn cung ứng nước ngọt trên đảo.

Ngoài ra, các dự án mới còn bao gồm việc xây dựng đường giao thông vận tải nối kết các đảo, một bến tàu, và phát triển đảo Cây.

Hôm 29/9, thị trưởng thành phố Tam Sa cũng loan báo bắt đầu triển khai một chương trình xây dựng nhà ở với tổng vốn đầu tư trên 2,9 triệu đô la.

Trong tháng đầu sau khi chính thức thành lập thành phố Tam Sa trên đảo Phú Lâm hôm 24/7 để quản lý hành chính ba quần đảo và các vùng biển xung quanh bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa mà Việt Nam có tuyên bố chủ quyền, Trung Quốc đã nhanh chóng khởi công xây dựng nhà máy xử lý rác thải, nước thải và cho lập hai doanh nghiệp về xây dựng và du lịch đầu tiên ở Tam Sa.

Những động thái dồn dập của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa diễn ra giữa lúc Bắc Kinh vẫn lặp đi lặp lại nhất trí thực thi sự đồng thuận mà lãnh đạo Việt-Trung đạt được về vấn đề Biển Đông nhằm giải quyết tranh chấp chủ quyền qua các cuộc thương lượng và đối thoại.

Lời kêu gọi này mới được nhắc lại trong cuộc gặp giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam với Phó Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình, hôm 20/9 tại thành phố Nam Ninh (Quảng Tây) khi ông Dũng sang dự Hội chợ ASEAN-Trung Quốc lần thứ 9.

Phát biểu trước các nhà lãnh đạo của ASEAN dịp này, Phó Chủ tịch Trung Quốc đã trấn an các nước Đông Nam Á về vấn đề Biển Đông rằng Bắc Kinh không bao giờ tìm cách dành bá quyền hay xử sự theo kiểu bá quyền vì Bắc Kinh hiểu rõ giá trị của hòa bình.

Nguồn: GMA News, Xinhua, Philippines Department of Foreign Affairs, Rappler.com

VOA Express

XS
SM
MD
LG