Đường dẫn truy cập

Trung Quốc gọi thầu thăm dò dầu khí Biển Đông


Dàn khoan 981 của Tổng công ty dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNOOC).
Dàn khoan 981 của Tổng công ty dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNOOC).

Bắc Kinh đang tìm kiếm các nhà thầu nước ngoài để giúp thăm dò dầu và khí đốt ở Biển Đông trong dự kiến sẽ gặp phải phản đối từ các nước có tranh chấp chủ quyền trong khu vực và hơn nữa việc tìm kiếm được dầu khí ở đây không có tiềm năng lợi nhuận cao.

Tổng công ty dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNOOC) tuần trước đã mời mời các công ty nước ngoài tranh thầu thăm dò tìm kiếm nhiên liệu hóa thạch tại 22 lô ở vùng biển phía nam Trung Quốc. Các lô này trải dài trên một vùng biển rộng 47.270 km vuông bao gồm vùng biển mà Đài Loan và Việt Nam có tranh chấp chủ quyền. Đáng lưu ý là Việt Nam đã thẳng thắn tuyên bố chủ quyền kể từ những năm 1970.

Vấn đề phức tạp

Các nhà phân tích cho rằng các công ty dầu hỏa nước ngoài quan tâm đến hồ sơ dự thầu có thể lo ngại các tuyên bố chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc, vì việc tranh thầu này có thể gây phương hại uy tín của họ với các nước có tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, hoặc bất kỳ trữ lượng nhiên liệu nào tìm được sẽ trở thành tài sản bị tranh chấp. Hạn cuối nộp hồ sơ tranh thầu là tháng 9 này.

Ông Thomas Pugh, chuyên gia kinh tế của Viện Capital Economics ở London, Anh cho rằng “khu vực này có nhiều vấn đề, có nhiều rủi ro liên quan đến tranh chấp chủ quyền. Nếu các công ty ký thỏa thuận với Trung Quốc và các công ty Trung Quốc, họ có thể đánh mất cơ hội làm ăn với các nước trong khu vực đang tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc."

Tranh chấp chủ quyền tiếp tục

Ông Raymond Wu, giám đốc công ty tư vấn e-telligence của Ðài Loan chuyên về các rủi ro chính trị nói rằng việc thăm dò có thể bị các nước khác phản đối.

Ông Wu nói: "Các bên tranh chấp khác không công nhận tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc." Ông Wu nói thêm rằng các nhà thầu nước ngoài phải đối mặt "không chỉ với sự khó khăn và rủi ro trong việc thăm dò dầu khí, mà còn vấn đề trữ lượng nhiên liệu tìm được sẽ thuộc về nước nào. Vào thời điểm này tôi không thấy có nhiều nhà đầu tư sẵn sàng nhập cuộc. "

Vào tháng 5/2014, tàu Việt Nam và Trung Quốc đã va chạm nhau ở bên ngoài Vịnh Bắc Bộ nơi đang tranh chấp, sau khi Bắc Kinh đưa một giàn khoan đến khu vực này.

Trong thập kỷ qua, Trung Quốc cũng đã làm Brunei, Malaysia và Philippines lo ngại bằng việc tăng cường kiểm soát khoảng 95% trong số 3,5 triệu kilômét vuông vùng biển vốn giàu tài nguyên, và trang bị máy bay chiến đấu và hệ thống radar ở các đảo nhân tạo.

Chi phí thăm dò tốn kém

Theo ông Triệu Tích Quân, Phó khoa Tài chính, Đại học Nhân dân Trung Quốc, thăm dò dầu khí cũng đòi hỏi máy móc thiết bị đắt tiền, và đó là điểm khó khăn cho một số nhà thầu tiềm năng, trong khi không ai chắc chắn sẽ khai thác được bao nhiêu nhiên liệu. Ông Zhao Xijun nói thêm rằng tập đoàn CNOOC hy vọng sẽ bù đắp những rủi ro này bằng cách mời thêm các đối tác nước ngoài.

Ông Triệu nói: "Điều đầu tiên là rủi ro khá cao và thứ hai, yêu cầu kỹ thuật khá cao. Có lẽ các tổ chức hoặc công ty có thể tham gia vào dự án này sẽ phải đối mặt với một trở ngại nhất định."

Các nhà phân tích nói rằng giá dầu giảm làm hạn chế giá trị xuất khẩu của bất kỳ khoán sản nào khai thác được. Giá dầu thế giới đã giảm từ hơn 100 USD / thùng vào năm 2013 xuống đến nay chỉ còn một nửa.

Cơ hội

Tập đoàn CNOOC, nhà sản xuất dầu khí ngoài khơi lớn nhất của Trung Quốc, cho biết trên trang web rằng sẽ chọn đối tác nước ngoài có một "tầm nhìn hợp tác cùng có lợi" và "các biện pháp linh hoạt và thuận lợi trong việc khai thác ở vùng biển sâu."

Trang web của tờ Hoàn Cầu Thời báo dẫn lời các nhà phân tích Trung Quốc nói rằng vì hầu hết các lô khai thác đều gần Trung Quốc, nên đây là những khoản đầu tư ổn định cho các nhà thầu nước ngoài.

Trung Quốc cũng có một thỏa thuận với Việt Nam về việc sử dụng chung Vịnh Bắc Bộ, một khu vực dầu mỏ được nêu trong một hợp đồng mời thầu.

Ông Andrew Yang, Tổng thư ký của Hội đồng Nghiên cứu Chính sách Cấp cao về Trung Quốc ở Đài Loan cho biết: "Tôi không nghĩ rằng đó sẽ là một vấn đề, bởi vì Trung Quốc và Việt Nam đã có một số thỏa hiệp hoặc phân giới cắm mốc, cố gắng phân chia lãnh hải, vì vậy nếu vấn đề này được nêu ra, tôi nghĩ rằng việc thăm dò này chắc chắn sẽ ở phần lãnh thổ Trung Quốc."

Tuy nhiên, một chuyên gia nói với tờ Thời báo Hoàn cầu rằng những hãng khoan dầu nước ngoài có thể vẫn phải thận trọng hơn vì những tranh chấp lãnh hải.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG