Đường dẫn truy cập

Trung Quốc công bố phúc trình mới về biến đổi khí hậu


Ảnh tư liệu đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Băng dương và những khối tuyết lớn ở đỉnh núi bị tan chảy đe dọa tới những dự án cơ sở hạ tầng qui mô lớn, như đập Tam Hiệp và đường xe lửa nối Trung Quốc với Tây Tạng.
Ảnh tư liệu đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Băng dương và những khối tuyết lớn ở đỉnh núi bị tan chảy đe dọa tới những dự án cơ sở hạ tầng qui mô lớn, như đập Tam Hiệp và đường xe lửa nối Trung Quốc với Tây Tạng.

Một bản phúc trình mới của chính phủ Trung Quốc dự báo quốc gia đông dân nhất thế giới này sẽ gặp phải những hậu quả vô cùng tai hại vì nạn biến đổi khí hậu. Theo tường thuật của thông tín viên Shannon Van Sant của đài VOA tại Hồng Kông, bản báo cáo dựa trên ý kiến của hơn 500 khoa học gia và chuyên gia đã được công bố trước khi hội nghị thượng đỉnh khí hậu khai mạc tại Paris.

Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc đã công bố bản phúc trình dài 900 trang, có nhan đề “Báo cáo đánh giá toàn quốc lần thứ ba về biến đổi khí hậu”, để nói tới những hậu quả nghiêm trọng mà biến đổi khí hậu sẽ mang lại cho Trung Quốc.

Theo phúc trình này, mực nước biển sẽ dâng cao từ 40 đến 60 centi mét, đe dọa tới những thành phố duyên hải giàu có ở Trung Quốc. Băng dương và những khối tuyết lớn ở đỉnh núi bị tan chảy cũng đe dọa tới những dự án cơ sở hạ tầng qui mô lớn, như đập Tam Hiệp và đường xe lửa nối Trung Quốc với Tây Tạng.

Trung Quốc là nước thải khí thải gây hiệu ứng nhà kính nhiều nhất thế giới, và lượng ô nhiễm mà họ thải ra cao gần gấp đôi con số của nước Mỹ.

Bà Lý Nhạn, giám đốc chương trình khí hậu và năng lượng Đông Á của tổ chức Hoà bình Xanh, cho rằng Trung Quốc là nước có lợi nhiều nhất từ một hiệp ước có thể đạt được tại hội nghị Paris.

Bà Lý Nhan cho biết: "Có một việc rất rõ ràng trong bản báo cáo khoa học có uy tín này. Bản thân Trung Quốc là nạn nhân lớn nhất của biến đổi khí hậu, và việc thực hiện những hành động mạnh mẽ để chống biến đổi khí hậu là phù hợp với lợi ích của Trung Quốc. Tôi nghĩ rằng điều đó đã được xác nhận rất nhiều lần."

Khoảng 150 nguyên thủ quốc gia và những người đứng đầu chính phủ đang có mặt tại Paris để dự Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu.

Mục tiêu của 195 nước tham dự hội nghị là đạt được một hiệp ước để làm cho nhiệt độ trên trái đất không cao hơn 2 độ C so với mức của thời trước Cách mạng Công nghiệp. Trung Quốc dự đoán sẽ xảy ra những làn sóng di cư xuyên biên giới và những vụ xung đột quốc tế vì nguồn nước, nếu tình trạng trái đất ấm dần vẫn tiếp tục. Phúc trình của Trung Quốc cho biết tài nguyên nước của quốc gia của họ sẽ bị giảm đi 5%.

Trung Quốc là nước thải khí thải gây hiệu ứng nhà kính nhiều nhất thế giới, và lượng ô nhiễm mà họ thải ra cao gần gấp đôi con số của nước Mỹ.
Trung Quốc là nước thải khí thải gây hiệu ứng nhà kính nhiều nhất thế giới, và lượng ô nhiễm mà họ thải ra cao gần gấp đôi con số của nước Mỹ.

Ông Gavin Edwards, giám đốc bảo tồn của Quỹ Sinh vật Hoang dã ở Hồng Kông, cho biết báo cáo khoa học của Trung Quốc về biến đổi khí hậu khiến các nhân vật tranh đấu bảo vệ môi trường hy vọng là Bắc Kinh sẽ nắm giữ một vai trò tiên phong tại các cuộc điều đình ở Paris. Ông nói:

"Một số ý tưởng mà họ đã trình bày mang lại cho chúng tôi một số hy vọng là họ đang đi theo một đường lối đúng đắn và hình thành điều mà tôi gọi là một âm điệu tích cực cho các cuộc thảo luận tại Paris."

Trung Quốc đã ngăn chặn một hiệp ước có hiệu quả về biến đổi khí hậu tại hội nghị thượng đỉnh khí hậu lần thứ 15 tại Copenhagen, nhưng từ đó tới nay, lập trường của họ về biến đổi khí hậu đã thay đổi đáng kể.

Cách nay khoảng một năm, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gặp gỡ Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và cam kết là lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính của Trung Quốc sẽ bắt đầu giảm từ năm 2030.

Ông Mã Tuấn, một nhà tranh đấu môi trường, cho rằng Trung Quốc đã xuất hiện như một cường quốc hàng đầu thế giới trong các nỗ lực để ngăn chặn nạn tăng nhiệt toàn cầu.

Ông Mã cho biết: "Trung Quốc có thể tìm được một cách để vượt qua những rào cản công nghiệp và tìm được một cách để có một sự thẩm định chủ động hơn, một quyết định chủ động hơn, để chống lại biến đổi khí hậu và điều đó có hy vọng là sẽ khuyến khích các nước khác và các khu vực hợp tác với nhau."

Năm 2014 là năm nóng nhất kể từ khi nhiệt độ trung bình trên toàn thế giới được ghi nhận. Hội nghị khí hậu ở Paris sẽ chấm dứt vào ngày 11 tháng 12.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG